Có một vùng đất đặc biệt ở
cực nam đất nước, nơi các vùng đất không mang tên gì mỹ miều mà chỉ
được gọi theo thứ…
Cửa ngõ đi vào miệt này
là Tắc Cậu. Tắc Cậu có nghĩa là con rạch tên Tắc, cũng là nơi khởi đầu của
con kênh xáng (gọi là rạch Xẻo Rô) do người Pháp đào sẽ dẫn ta lần lượt qua
vùng đất của Thập Cậu (mười con rạch). Vì cứ lấy thứ mà gọi tên nên vùng Thập Cậu
này có tên là Miệt Thứ.
Nghe "Em Về Miệt Thứ" Hương Lan hát
Trong ca cổ hầu như nhiều người đã rất quen thuộc câu vọng cổ 1 của bài "Hoa tím bằng lăng" bằng giọng đặc sệt miền nam của Thanh Kim Huệ như sau: "Con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu, con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà..."
Nghe Hoa Tím Bằng Lăng (tân cổ)Thanh Tuấn-Thanh Kim Huệ hát
Nghe "Em Về Miệt Thứ" Hương Lan hát
Trong ca cổ hầu như nhiều người đã rất quen thuộc câu vọng cổ 1 của bài "Hoa tím bằng lăng" bằng giọng đặc sệt miền nam của Thanh Kim Huệ như sau: "Con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu, con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà..."
Nghe Hoa Tím Bằng Lăng (tân cổ)Thanh Tuấn-Thanh Kim Huệ hát
Bến phà Tắc Cậu nằm ngay đầu con rạch Xẻo Rô chảy ra sông Cái Lớn. Rạch Xẻo Rô chảy dọc song song với biển và cách biển chừng 6km chảy từ Rạch Giá hướng về Cà Mau. Cứ xuôi dìa Cà Mau dọc kênh xáng Xẻo Rô khách sẽ lần lượt đi qua mười ngã ba rạch tẻ chảy ra biển. Tại mỗi ngã ba dân cư đông đúc họp thành thị trấn. Ngã ba rạch đầu tiên của Miệt Thứ là Thứ Hai. Vì sao không có thứ một? Vì do theo cách gọi của người miền nam, như việc gọi người anh cả trong gia đình là anh hai vậy
Các
cơ quan hành chính cấp huyện, xã nhưng vẫn giữ tên đã có từ xưa như:
thị trấn Thứ Ba (trung tâm huyện An Biên), Thứ Bảy (trung tâm xã
Đông Thái), Thứ Chín (trung tâm xã Đông Hưng), thị trấn Thứ Mười Một
(trung tâm huyện An Minh).
Một điều thú vị là giữa
Thứ Chín và Thứ Mười sau này người dân còn đào thêm một con rạch dẫn
ra biển, và đặt tên là thứ… Chín Rưỡi (khu vực ấp Thạnh An, xã Đông Thạnh, huyện
An Minh ngày nay)…
Xưa nói đến “miệt thứ”,
người ta thường hình dung ngay một nơi xa xôi, bất trắc, hoang vu. Dân vô miệt
thứ được coi như toàn là thành phần “bất hảo”. Đó là những người trốn nợ, tá điền
chống lại địa chủ rồi trốn, trai gái yêu nhau trốn nhà đi do gia đình không thuận
họ nên đôi, và có cả một số kẻ trộm cướp bị truy nã... nhưng nói chung là những
người nghèo dắt díu nhau vô đây. Họ chỉ có cái xuồng là tài sản duy nhất. Rồi họ
đốn lá che chòi ở, cắt dây choại phơi khô bện dây đem bán. Dây choại ở đây mọc
thành rừng, chắc, dài và dai như dây mây. Ngày xưa cất nhà, dựng cột, dừng
vách, đan vó, bện đăng, làm lợp bắt cá tôm... thảy đều dùng dây choại. Vùng này
trên cơm dưới cá. Khoét lõm ruộng chừng vài công, cấy lúa là có gạo ăn. Cá dưới
rạch thò tay xuống bắt lên cả rổ.
Rồi những người đi ăn ong
cứ vô rừng tràm kiếm mật ong đem ra chợ Rạch Giá bán, đổi lấy vải may quần áo,
đóng thêm ghe xuồng, mua tủ bàn ghế, sắm máy Kohler chạy tới lui. Cuộc sống dễ
thở nên người trong vùng rủ thêm bà con, bạn bè ở các nơi khác như Mỹ Tho, Bến
Tre, Vĩnh Bình, Cần Thơ... qua lại làm ăn. Dân cư dần đông đúc.
Ấn tượng mạnh với chúng
tôi là hình ảnh những cô gái lái vỏ lãi máy chạy “hù hù” như canô trên rạch tóe
nước trắng xóa. Một chị địa phương giải thích, do ở đây địa bàn sông nước
nên thay vì trên đó chị em chạy xe máy thì dưới đây chị em
chạy vỏ lãi tới lui mua bán làm ăn.
Ấp Xẻo Nhàu -
quê nhà văn Sơn Nam - nơi kênh Thứ Chín Rưỡi trổ ra biển, vốn xưa kia
là một xóm biển nghèo khổ thì nay tấp nập ghe tàu neo đậu, trên bờ
nhiều nhà lầu 2-3 tầng. Người dân không còn bơi xuồng đốn lá cất chòi, cắt
dây choại bện kiếm sống nữa mà đã chạy vỏ lãi máy ào ào, cất nhà kiên cố, mở dịch
vụ cung cấp xăng dầu, nước đá, vận chuyển hải sản và nuôi tôm làm giàu. Miệt thứ
ngày nay không còn xa xôi, u ám nữa.
Nói đến Miệt Thứ, không
thể không nói đến U Minh, xin mời các bạn cùng tham dự một chuyến đi thú vị... VỀ
LẠI U MINH... ĂN ĐẶC SẢN
Nằm trong hệ rừng U Minh
rộng lớn, rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) nằm xuôi theo dòng sông Trèm Trẹm, sông
Cái Tàu và sông Đốc, tiếp giáp với rừng U Minh Thượng (Kiên Giang). Rừng U Minh
Cà Mau có tổng diện tích lên tới 35.000ha, trong đó hơn 8.000ha được công nhận
vườn quốc gia. Vườn quốc gia U Minh Hạ, là khu dự trữ sinh quyển lớn của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và miền đất Mũi nói riêng. Vườn quốc gia U
Minh Hạ chia thành bốn phân khu: 1) khu bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm, 2) khu
phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước, 3) khu hành chính 4)
vùng đệm. Rừng U Minh Hạ là nơi sinh sống của 176 loài thực vật cùng
23 loài thú, 41 loài chim, 36 loài bò sát, 11 loài lưỡng cư, 37 loài cá và
nhiều loài quý hiếm khác.
Ngoài các phân khu quan
trọng, vùng đệm rộng 25.000ha đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự
phục sinh của các loài đặc hữu của rừng U Minh Cà Mau. Hệ sinh thái rừng
tràm U Minh có 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô hạn.
Cây tràm chiếm ưu thế
tuyệt đối, được trồng trên thảm đất than bùn. Ngoài ra, nơi đây còn là
thánh địa của móp, năn, sậy hay các loài dây leo đa dạng. Rừng U Minh Hạ không
chỉ hoang sơ bởi cỏ cây, sông nước chằng chịt mà còn bởi những truyền thuyết về
cuộc đời bác Ba Phi gắn với những con vật tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng
như loài trăn khổng lồ, cá sấu khổng lồ… Nếu có dịp ghé thăm rừng U Minh Hạ gần
rừng U Minh Thượng, du khách sẽ được trải nghiệm trên thuyền vỏ lãi, lênh đênh
qua các con sông, con rạch. Khi đó, bạn có thể ngắm nhìn một khoảng trời Cà Mau
lấp lánh, ẩn hiện giữa tán rừng bạt ngàn, hay len giữa thảm bèo, giữa lau sậy
trắng phau, đưa tay vớt nước, đùa nghịch. Hoặc du khách có thể thuê xuồng vào rừng
câu cá, cùng người dân tát mương bắt cá ở Cà Mau, bắt lươn, đi hái bồn bồn,
sen, súng,…
Thưởng thức đặc sản rừng
U Minh tại chỗ chắc chắn là sức hút khó cưỡng với du khách. Bạn sẽ được theo
chân những người thợ vào rừng lấy mật ong, thử một lần ăn ong non chấm mật tươi
vừa cắt xuống. Hoặc ngồi dưới tán cây rừng lai rai cá lóc nướng trui, bồn bồn
muối, chuột đồng chiên cùng rượu trái giác rất thú vị. Đêm buông xuống, ngả
lưng trên chiếc võng đung đưa, ngắm trời trăng, tận hưởng làn gió đồng nội
trong trẻo, miên man trong dòng xúc cảm về đất rừng phương Nam bạt ngàn. Đối diện
với khu du lịch rừng U Minh Hạ là vườn quốc gia U Minh Thượng của tỉnh Kiên
Giang, cũng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn.
Gỏi nhộng ong chắc là đặc
sản độc đáo nhất của rừng tràm U Minh. Người thợ lấy nhộng ong khéo léo tháo lấy
tổ của chúng, đem xuống nhúng trong nước sôi, chọn lấy các nhộng ong sạch, dùng
chế biến ra đủ thứ món xào, cháo, lẩu… nhưng hấp dẫn nhất có lẽ là trộn gỏi. Nhộng
ong đem xào cùng hành phi thơm, cho thêm gia vị cho ngấm rồi đổ vào bát, trộn đều
với bắp chuối non đã bào nhỏ, đậu phộng giã nhỏ, rau hẹ và một chút rau thơm xắt
nhỏ, thêm ít mắm chua ngọt và đảo đều là đã đủ hương vị cho một món ăn đặc sản
độc đáo. Mặc dù là món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng có
nhộng ong, bởi vậy không phải dễ dàng để du khách được thưởng thức gỏi nhộng
ong khi tới đây.
Lẩu mắm U Minh cũng là một
trong số những đặc sản độc đáo của rừng U Minh. Món này hấp dẫn bởi trong đó sử
dụng cá mắm sặc rô mề, cá lóc to hay lươn làm nguyên liệu chính, kết hợp với
nhiều loại rau đồng đặc trưng ở vùng ngập mặn. Ngoài ra, lẩu còn có thể cho
thêm thịt cua đồng, ốc hay thịt ba chỉ tuỳ khẩu vị từng thực khách.
Bồn bồn là một loại rau
chỉ có ở vùng đất miền Tây. Lớn lên bởi phù sa bồi đắp nên được kể vào hàng rau
sạch và nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có thể chế biến thành nhiều món với
hương vị khác nhau như xào tôm, trộn gỏi, muối dưa để ăn chấm với cá kho,… Bồn
bồn được bóc vỏ, lấy phần củ hũ và phần thân non ngâm với muối, sau một tuần là
có thể thưởng thức.