Phim Chân Trời Tím trước năm 1975

 Phim Chân Trời Tím là công trình hợp tác của 7 hãng phim

Phim Chân Trời Tím trước năm 1975 lấy cốt chuyện từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quân đội Văn Quang. Phim được ra mắt lần đầu năm 1971. Sau khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ tháng 4 năm 1975 bộ phim đã bị thất lạc trong hơn 4 thập kỷ. Thật may mắn vẫn còn sót lại một bản 35mm của bộ phim nằm trong thư khố của xưởng phim Nhật Bản Imagica Lab. Bản này sau đó được một hậu duệ Mỹ Vân Phim phục chế bằng công nghệ số. Bản làm mới được trình chiếu lần đầu tại Canada ngày 11 tháng 6 năm 2016.

Phim Chân Trời Tím 1971 nguyên thuỷ có kinh phí thực hiện rất lớn thời bấy giờ. Hãng Mỹ Vân không đủ vốn, phải kêu gọi 6 hãng phim khác hợp tác thực hiện. Liên doanh 7 hãng đó lấy tên chung là Liên Ảnh film.

Phim là một thành công về mặt doanh thu. Liên Ảnh phim bỏ vốn làm phim 14 triệu. Họ không thất vọng khi phim làm nên một đại thắng lợi về doanh thu - hơn 94 triệu tiền phòng vé.

Những điểm đáng kể khác: phim có số lượng diễn viên vào vai quần chúng đông nhất (600 người). Phim còn nhận được sự trợ giúp của quân đội miền nam về khí tài quân dụng. Họ đã điều 300 xe cơ giới, 100 xe tăng cùng 45 trực thăng sang hỗ trợ làm phim. Nhờ đó, các cảnh quay chiến trường rất ấn tượng.

 

Bối cảnh xã hội tại thời điểm Phim Chân Trời Tím

Bộ phim lấy bối cảnh một đất nước tao loạn Nam Việt Nam thời điểm trước và sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Xuyên suốt phim, khán giả dõi theo hai số phận của một người nữ ca sĩ và một quân nhân. Họ yêu nhau, nhưng có một cuộc tình không mấy tươi sáng gì. Liên dù yêu Phi phải sống lệ thuộc vào người khác. Còn Phi, thay vì chọn con đường dễ dàng, đầy cơ hội tiến thân - lấy Loan và làm rễ trung tá chỉ huy trưởng mình, anh đã chọn con đường chông gai là yêu Liên. Hai kẻ yêu nhau luôn mơ đến một chân trời ước mơ sau này họ sẽ tìm đến để sống trọn mối tình đắm say dành cho nhau. Nhưng chân trời tím đó họ không bao giờ đến được. Trong cơn ghen cực điểm, gã chồng hờ đã tước đi cuộc sống của Liên bằng nhiều nhát dao.

Bộ phim có những giá trị to lớn về lịch sử và tư liệu. Về lịch sử, nội dung phim ghi nhận lại những diễn biến thời sự, xã hội khái quát của giai đoạn liền trước và sau biến cố chính trị lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm 1-11-1963. Về tư liệu, bộ phim là những thước ảnh vô cùng quý để có một cái nhìn về văn hóa, nếp sống, sinh hoạt, ngôn ngữ, kiến trúc, cảnh vật, trang phục, tính tình con người của miền nam Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng trước đây như thế nào. Đó chính là giá trị nhân văn ở bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên này của tác giả Văn Quang.


 

Sơ lược truyện phim Chân Trời Tím

Hạ sĩ Phi, biệt danh Phi "súng máy” (Hùng Cường) bị thương sau một trận đánh ác liệt, được chẩn đoán không còn khả năng tác chiến do mất 1 ngón tay. Nhờ biết lái xe, anh được biệt phái phục vụ ở hậu cứ, làm tài xế riêng cho Trung tá Lạc, trung đoàn trưởng, tạm thời tránh xa khói lửa chiến tranh.

Trung tá Lạc có hai cô con gái xinh đẹp đều thầm yêu Phi, nhưng Phi không thấy hứng thú gì, không rung động, vì trong lòng anh đã có hình bóng của Liên (Kim Vui), một ca sĩ phòng trà.

Với nhiều thanh niên trong tuổi quân dịch, một chân lính tài xế như Phi quả là một điều mơ ước cho họ. Thậm chí họ còn phải lo tiền để được làm những “lính kiểng” phục vụ ở hậu phương.

Nhưng Phi thì khác, cuộc sống với những tháng ngày êm trôi theo ngày tháng bình yên, ngày ngày đưa người yêu đi dạo phố Saigon sắm sửa, ăn uống, ngoạn cảnh chỉ làm cho Phi thấy bứt rứt, nhàm chán. Khi vết thương lành, Phi xin tự nguyện ra chiến trường trở lại.

Thiếu vắng Phi, ở hậu phương, Liên bị ép buộc phải chung sống với một gã đại gia giàu có nhưng ti tiện, hung hãn, thô lỗ và hay ghen tuông.

Bầu không khí thủ đô Sài Gòn bấy giờ sôi sục từng ngày với những cuộc xuống đường, biểu tình của sinh viên, Phật tử. Họ bày tỏ sự bất mãn cao độ đối với chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ họ Ngô. Tuy vậy, chính quyền không đáp ứng nên đã xảy ra bạo động ở nhiều nơi. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng sau sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu ngay giữa thủ đô Sài Gòn.

Một số tướng lĩnh trong quân đội Nam Việt Nam, đứng đầu do trung tướng Dương Văn Minh, đã quyết định đảo chính tổng thống. Xe tăng và những đoàn quân hùng hậu được các tướng phe đảo chính đưa về bao vây và tấn công dinh độc lập.

Phủ tổng thống phát lệnh khẩn điều động những đơn vị trung thành tức tốc về bảo vệ dinh độc lập, trấn áp lực lượng đảo chính, Phi cũng có mặt trong số binh sĩ này.

Tiếng súng của hai bên vang rền khắp nơi từ trưa ngày 1-11-1963. Đến tối hai bên vẫn còn giằng co.

Phi có suy nghĩ rằng là người lính, nhiệm vụ anh là hướng mũi súng về phía trước trấn giữ đất nước, sao có thể quay ngược lại hướng về đồng đội cùng chung một chiến tuyến cho được? Mãi theo đuổi dòng suy nghĩ, Phi mất cảnh giác nên trúng đạn của một tay súng phía bên lực lượng đảo chính, đạn ghim vào cánh tay. Bị thương khá nặng, Phi cố gắng bò lê về nơi ở của Liên, gọi cửa.

Mất quá nhiều máu, Phi ngã gục khi Liên vừa mở cửa phòng ra. Hốt hoảng, Liên sơ cứu, băng bó vết thương và đặt Phi nằm trên giường, Phi qua cơn nguy kịch.

Bấy giờ, Phi bày tỏ với Liên niềm ước ao đưa Liên về đến một chân trời tím, nơi hai người sẽ xa lánh thế gian, không một ai quấy rầy, cùng đắm mình trong tình yêu vĩnh cửu ngọt ngào. Liên cũng rất hào hứng về dự định của Phi, thề nguyền cùng anh tìm đến chốn diễm tuyệt này khi anh lành vết thương.

Hai người có ngờ đâu rằng tay anh chị nấp ngoài cửa nãy giờ đã nghe hết ý định của họ. Đến sáng, Liên bật radio, đài Sài Gòn phát liên tục thông báo kêu gọi tất cả các quân nhân phải lập tức về ngay đơn vị trình diện. Phe đảo chính của tướng Dương Văn Minh đã thành công.

Chờ khi Phi rời đi theo lệnh kêu gọi trình diện, tên chồng hờ xông vào hỏi tội Liên. Trong cơn ghen tức hắn đã đâm chết Liên... Và "chân trời tím" mãi mãi là một nơi viễn mộng hảo huyền hai người không khi nào bước tới được.

Anh vì lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông. Em về bên ấy thương mong từng chiều rớt bên sông... Em có mơ gì không?

Anh chắc em mơ về nơi chân trời tím. Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa... Nhưng anh biết, muôn đời muôn kiếp sau. Anh với em không hề đến gần nhau.


Danh sách diễn viên tham gia phim Chân Trời Tím

Ánh Nga                   vai       Phượng (em của Loan)

Bà Năm Sa Đéc       vai       Mẹ của Phi

Bảo Ân                     vai       Thiếu úy Điền

Hùng Cường           vai       Hạ sĩ Phi

Ngọc Đức                 vai       Xì thẩu Paul

Hà Huyền Chi        vai       Thiếu úy Tân

Khả Năng                 vai       lính tếu

Kim Vui                   vai       Liên

Mộng Tuyền           vai       Loan (con gái đầu thiếu tá Lạc)

Ngọc Phu                 vai       Đại úy Minh

Trần Đỗ Cung        vai       Thiếu tá Lạc

Tùng Lâm                vai       lính

Xuân Phát               vai       lính

Giám đốc sản xuất           Quốc Phong             

Đồng gđ sản xuất             Lưu Trạch Hưng      

Âm nhạc                             Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương

Quay phim                        Châu Tùng, Huỳnh Ngọc Trai, Nguyễn Văn Đông  

Biên tập hình ảnh           Tăng Thiện Tài

Chỉ đạo nghệ thuật        Lưu Trạch Hưng    

Giám đốc phục chế        Hà Khánh Phi

 

Nguyên nhân nào Phim Chân Trời Tím trước 1975 thành công

Quyển tiểu thuyết “Chân Trời Tím” của nhà văn quân đội Văn Quang ra đời năm 1964 thì 6 năm sau ý định chuyển thể thành phim mới được bàn luận.

Người đề xuất ý tưởng là chủ biên tờ tuần san Kịch Ảnh, ông Quốc Phong. Ông này không muốn chỉ làm một cuốn phim thị trường hời hợt mà muốn đầu tư thật lớn, biến nó thành một phim kinh điển.

Vì vậy, kinh phí dự toán hết sức lớn. Không hãng phim riêng lẻ nào đủ sức gồng gánh. Thế là một liên hiệp gồm 7 hãng phim lấy tên là Liên Ảnh ra đời. Ông Quốc Phong ở cương vị giám đốc. Trong số những tay máu mặt đồng sáng lập Liên Ảnh khác có thể kể Lưu Trạch Hưng giám đốc Mỹ Vân Film, và Thái Thúc Nha giám đốc Alpha Film.

Theo nhà văn Văn Quang, đạo diễn dự kiến cho phim là Hoàng Vĩnh Lộc. Tuy nhiên sau đó giữa đạo diễn và phía chủ đã xảy ra bất đồng về cast vai diễn viên chính. Hoàng Vĩnh Lộc tìm được một nam sinh viên cao ráo đẹp trai để đóng nam chính. Về nữ chính thì một loạt các tên tuổi gạo cội được đề xuất là Kiều Chinh, Thanh Lan, Thẩm Thúy Hằng.

Nhưng tới đó, bất ngờ ông Quốc Phong đảo lộn mọi sắp xếp khi đề xuất giao trọng trách đạo diễn cho Lê Hoàng Hoa. Còn 2 diễn viên chính ông chọn Hùng Cường và Kim Vui. Khi đó 2 cái tên Hùng Cường – Kim Vui gây nhiều tranh cãi trong giới làm phim, báo chí, và cả công chúng. Kim Vui tuy rất đẹp, đài các và quyến rũ, tham gia nghệ thuật đã hơn 10 năm nhưng bấy giờ vẫn không nhiều người biết đến (khó kéo khách).

Riêng phần Hùng Cường lúc đó đã là tên tuổi lớn, rất được quần chúng yêu thích trên hai địa hạt ca nhạc và sân khấu cải lương. Tuy vậy, nhiều nữ minh tinh tỏ vẻ lưỡng lự khi phải đóng chung phim điện ảnh cùng một kép hát cải lương (thành kiến).

Thế là ông Quốc Phong trổ tài thuyết phục khiến cả 7 ông chủ hùn vốn sau rốt đều gật đầu đồng ý.

Sự lựa chọn không thể nào đúng đắn hơn khi bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhiều người đã chứng kiến cảnh những đám đông chen lấn xô đẩy chưa từng thấy trước các phòng vé để cầm được một tấm mà ung dung vào rạp xem phim.

Không chỉ thành công về doanh thu, phim Chân Trời Tím còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971 của phủ tổng thống. Nó còn gây tiếng vang khi cũng được công chiếu tại Lào và Pháp.

Một vinh dự nữa, phim Chân Trời Tím là phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ đầu tiên mang được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tại Dianard, Anh Quốc. Trong cùng năm 1971, phim cũng được mời tham gia Liên hoan phim Á châu, Đài Bắc và đạt giải nhất về nghệ thuật (Best Artistic Expression Award from the Asian Film Festival).

Thành công của phim Chân Trời Tím đạt được do nhiều yếu tố, có thể kể nhờ đầu tư lớn và đúng đắn, đạo diễn tay nghề cao. Bên cạnh nữa là diễn xuất xuất thần của cặp đôi Hùng Cường – Kim Vui. Nhà văn Văn Quang nhận xét, “Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường thấy trên sân khấu. Anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô ca sĩ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này”.

Kim Vui đóng không nhiều phim, cả sự nghiệp chỉ xuất hiện trong vài bộ phim, không thể so sánh với các tên tuổi lẫy lừng Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng hay Kim Cương, Thanh Nga. Dù vậy chỉ cần một vai nữ chính trong phim Chân Trời Tím tức thì tên tuổi bà tỏa sáng rực rỡ. Về mặt nhận các giải thưởng về điện ảnh, đến các sao lỗi lạc kia còn phải cảm thấy ghen tị. Kim Vui được giải Văn Học Nghệ năm 1971 của phủ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, giải tượng vàng tại Liên hoan phim Á châu, Đài Bắc – 1971 chỉ do một bộ phim này.

Dù bà chỉ đóng với Hùng Cường một phim duy nhất là Chân Trời Tím, nghệ sĩ này từng nói rằng Kim Vui là bạn diễn lý tưởng nhất của ông.

Một điều nhỏ khác góp phần vào cho thành công của cuốn phim là âm nhạc. Ở đây chúng ta thấy rõ sự cầu toàn rất mực đến từng chi tiết. Kim Vui vào vài một ca sĩ phòng trà, trong phim có phần trình diễn các bài hát Nửa Hồn Thương Đau và Người Đi Qua Đời Tôi. Kim Vui bản thân cũng là một ca sĩ, nhưng giọng hát không thể nào sánh được với đệ nhất danh ca Thái Thanh, nên trong phân cảnh Kim Vui hát ở phòng trà thật ra là lồng lồng tiếng hát Thái Thanh.

 

Một bài báo về sự kiện ra mắt phim Chân Trời Tím

Sau đây, mời các bạn đọc lại một bài báo thời đó tường thuật buổi chiếu ra mắt phim Chân Trời Tím tại rạp REX, đăng trên Phụ Nữ Thời Báo năm 1971.

Khác với “Chiều Kỷ Niệm” và “Loan Mắt Nhung” đã được chiếu buổi danh dự vào suất sáng, phim “Chân Trời Tím” đã được trình diện với báo chí văn nghệ sĩ và đại diện chánh quyền, cũng tại rạp Rex, nhưng vào xuất 8g30 ban đêm.

Thiệp mời thì ghi 20g30, nhưng ai cũng có thể biết trước là ít nhứt tới 21 giờ mới có thể chiếu phim.

Mặc dù vậy, tôi vẫn cố “giữ lề” tới rạp đúng lúc đồng hồ chỉ 20 giờ 25.

Thấy các ông Quốc Phong, Lưu Trạch Hưng và Thái Thúc Nha là những “bộ phận đầu não” của Liên Ảnh Công Ty đều còn đứng trước rạp, cả ông Giám đố Nha Điện Ảnh Đỗ Tiến Đức, tôi đoán ngay là ông Tổng Trưởng Bộ Thông Tin chưa tới.

Tới cửa vô rạp, nơi soát vé, tôi định móc túi lấy vé mời thì một bàn tay nắm lấy tay tôi kéo vào. Tôi nhìn lên, thì ra là Ngọc Đức. Tôi để ý thấy rất nhiều người khác cũng vô rạp mà không xuất trình vé mời. Tại thiếu người để kiểm soát, hay vì ban tổ chức muốn tỏ ra lịch sự đối với khách của mình?

Tôi bước lên cầu thang phía trái, gặp nhau Kim Vui, Hùng Cường đang đứng cho các ông “phó nhòm” nhụp ảnh. Đồng thời, vô số những bộ mặt quen đang kéo nhau xuống cầu thang, người nào cũng lắc đầu:

– Đông quá xá đông! Không còn một chỗ nào để ngồi cả!

Tôi hỏi Kim Vui:

– Ủa sao kỳ vậy? Anh em ký giả mà cũng không có chỗ ngồi nữa sao?

Kim Vui lắc đầu:

– Tại lúc nãy đông quá, có một số người đã tràn vô rạp mà không hề được thiệp mời.

Một thiếu nữ khác, mà tôi không nhớ rõ là ai, chêm vô nói:

– Ngoài ra, còn có một số khán giả xem hát suất trước biết sắp chiếu “Chân Trời Tím”, không chịu ra về.

Hùng Cường cũng nói:

– Phần thì quan khách được mời cũng đông quá, thành ra thiếu chỗ là dĩ nhiên.

Tôi sực nhớ, hỏi Hùng Cường:

– Bộ đêm nay Dạ Lý Hương nghỉ hát à?

– Dạ có hát chớ! Em đến đây một chút, để ra mắt quan khách, xong rồi là em phải bay về rạp ngay.

Đã biết là trên lầu không còn chỗ ngồi, tôi vội vàng tháo lui, trở xuống dưới nhà. Nơi đây, khán giả cũng đã ngồi đầy hết chỉ trừ một vài hàng ghế ở tuốt phía trước, gần màn bạc.

Tôi tìm được một ghế xếp ở hàng thứ 7 thứ 8 gì đó. Thôi thì đành ngồi tạm để xem vậy. Không ngờ cùng một hàng ghế với tôi, đã có Mộng Tuyền và gia đình, Khánh Băng với bà xã. Và trước mặt tôi, ở hàng ghế thứ 3, thứ 4, vài ký giả danh tiếng cũng đã an tọa.

Hôm mới nhận được thiệp mời đã có vài bạn ký giả tỏ ý phản đối vì nghe tin báo chí được sắp đặt ngồi dưới nhà, trong khi trên lầu chỉ dành cho các đại diện chánh quyền, các ông bà dân cử và ngoại giao đoàn, nhưng nay tới rạp rồi, hầu hết đều… thông cảm, vui vẻ ngồi bất cứ nơi nào tìm được ghế trống. Tuy nhiên, cũng có một số ít bất mãn bỏ về.

Đã 9 giờ rồi, mà ông Tổng trưởng chủ tọa buổi trình chiều vẫn chưa đến. Với tư cách là Tổng giám đốc Liên Ảnh Công Ty, ông Quốc Phong đã ngỏ lời chào mừng quan khách, cám ơn đã đến dự xem đông đủ.

Ông Quốc Phong vừa nói về trường hợp ông Tổng trưởng đến muộn, vì bận tham dự một buổi họp quan trọng tại Bộ Nội Vụ, thì ông Đỗ Tiến Đức chạy bay lên bảo nhỏ: “Ông tổng trường tới rồi!”. Thế là ông Quốc Phong nói luôn: “Chào mừng và cám ơn lòng ưu ái của ông Tổng trưởng đã dành cho Chân Trời Tím”.

Sau đó, Ngọc Phu lãnh phần giới thiệu các tài tửm chuyên viên đã góp công thực hiện Chân Trời Tím. Phần này đã diễn ra một cách chớp nhoáng, có lẽ vì đã quá 9 giờ.

Trong phạm vi bài những “chuyện bên lề” này, tôi không thể phê bình “Chân Trời Tím” mà chỉ xin ghi nhận vài cảm tưởng đầu tiên của những người ngồi chung quanh tôi và của chính tôi nữa.

Phim vừa chiếu một đoạn mở đầu, thiếu phụ ngồi trước mặt tôi đã khều ông chồng mà nói:

– Việt Nam mình quay phim màu coi cũng được quá chớ hả mình?

Ông chồng đáp nhỏ: “Ờ! khá lắm! Coi vừa đẹp vừa mát con mắt!”

Một lát sau, cô gái ngồi bên tay mặt của tôi nói với cô bạn đi chung:

– Kim Vui diễn xuất mấy màn yêu đương tình tứ, coi như là đào xi nê ngoại quốc, có thua gì họ đâu.

Cô bạn trả lời:

– Ờ! Đã tình tứ thì phải tình tứ cho tới nơi tới chốn, chớ diễn cảnh yêu đương mà cứ mắc cỡ rụt rè, e ngại đủ thứ chuyện thì yêu đương với ai!

Lúc Phi hành quân về, đến gặp Liên và hai người hôn nhau đắm đuối như tài từ Tây phương, với những động tác vuốt ve mơn trớn, cậy thanh niên ở bên trái tôi cười khúc khích bảo cậu bạn ngồi bên cạnh:

– Ối cha! Kim Vui và Hùng Cường chịu chơi quá mậy! Không khéo sẽ bị các ông bà đạo đức giả chửi ầm cho mà xem!

Cậu bạn nhún vai đáp:

– Họ đã đạo đức giả thì hơi đâu để tâm! Chỉ sợ những nhà đạo đức thiệt rầy rà thôi!

Cậu kia lại nói:

– Dù sao, Kim Vui và Hùng Cường đã có can đảm đi tiên phong rồi đó! Có lẽ từ nay về sau, các đạo diễn sẽ không còn e ngại khi cần làn như Lê Hoàng Hoa đã dám làm trong “Chân Trời Tím”.

Riêng tôi, 2 cảnh mà tôi mê thích nhứt trong phim là cảnh chân trời tím và cảnh bờ biển ban đêm, dưới ánh trăng huyền ảo (La Nhân)

 

Những chuyện bên lề phim Chân Trời Tím

Lý do bài hát nền là 'Nửa hồn thương đau' chứ không phải 'Chân trời tím'

Bài hát 'CHÂN TRỜI TÍM' được cố ca nhạc sĩ Nhật Trường sáng tác năm 1967 ngay sau khi đọc được tiểu thuyết cùng tên này (sáng tác năm 1964) của nhà văn Văn Quang. Vì sao có sự tréo ngoe này?

Cho đến tận năm 1969, cảnh quay đầu tiên cho bộ phim 'Chân Trời Tím' mới thực sự được bấm máy (đạo diễn Lê Hoàng Hoa). Theo nhà văn Văn Quang cho biết, "Trong số những ca khúc của anh Trần Thiện Thanh có bài "Chân trời tím," anh làm ngay sau khi đọc truyện dài này của tôi. Nữ danh ca Minh Hiếu là người hát bài này đầu tiên, nếu tôi nhớ không lầm và đó cũng là một trong số những ca khúc thành công nhất của cô. Nhật Trường còn cẩn thận ghi thêm trong tờ nhạc một đoạn trên trang đầu tiểu thuyết của tôi, Minh Hiếu cũng không bao giờ quên đọc lời này giữa lúc cô đang hát ca khúc. Đoạn đó như sau:

Anh yêu những chân trời tím; màu tím thắm thiết của yêu thương, của hai đứa chúng mình đi vào tình yêu, đi vào kỷ niệm.  Anh sẽ đưa em tới đó, anh sẽ sống bên em như màu tím và chân trời, nhưng anh biết không bao giờ chúng mình tới đó.

Có nhiều người hỏi một bản nhạc hay như vậy tại sao lại không phải là nhạc chính cho phim. Vì Trần Thiện Thanh không bán ca khúc cho hãng phim hay vì một lý do nào khác?

Là vì khi Trần Thiện Thanh cho trình làng bản nhạc đó thì chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện làm phim "Chân trời tím." Một hai năm sau, hãng phim Liên Ảnh mới được ông Tổng giám đốc Quốc Phong tập hợp lại để làm phim. Bản nhạc của Trần Thiện Thanh ra đời được mấy năm nên đã cũ. Trong 7 ông chủ hãng phim Liên Ảnh, nhiều ông muốn có một bản nhạc mới cho cuốn phim màn ảnh rộng đại vĩ tuyến (CinemaScope) đầu tiên ở VN. Họ quyết định nhờ Phạm Đình Chương làm nhạc chính cho bộ phim. Bởi vậy mới có chuyện bản nhạc Chân Trời Tím thì không phải là nhạc chính cho phim, mà thay vào đó là "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương với câu mở đầu "Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy lòng nhớ thương chất ngất..." Với tôi, cả hai bản nhạc đều có giá trị rất riêng, đều xứng đáng là nhạc chính của phim. Nếu tôi có toàn quyền chọn ca khúc cho phim tôi sẽ chọn "Chân trời tím" của Trần Thiện Thanh và người trình bày ca khúc là Minh Hiếu. Bởi dù sao bản nhạc đó cũng đánh dấu thời kỳ ra mắt của cuốn truyện và nó cũng góp phần làm cho cuốn truyện được nhiều người biết đến và nhắc đến hơn. Nhưng tôi không có quyền hành gì trong việc lựa chọn này. Tất nhiên nói như thế không phải không thích nhạc Phạm Đình Chương mà thật ra tôi "mê" nhạc của Chương hơn cả nhiều ca khúc tiền chiến khác."

PART 1



PART 2



PART 3



Những chuyện bên lề phim Chân Trời Tím

Lý do bài hát nền là 'Nửa hồn thương đau' chứ không phải 'Chân trời tím'

Bài hát 'CHÂN TRỜI TÍM' được cố ca nhạc sĩ Nhật Trường sáng tác năm 1967 ngay sau khi đọc được tiểu thuyết cùng tên này (sáng tác năm 1964) của nhà văn Văn Quang. Vì sao có sự tréo ngoe này?

Cho đến tận năm 1969, cảnh quay đầu tiên cho bộ phim 'Chân Trời Tím' mới thực sự được bấm máy (đạo diễn Lê Hoàng Hoa). Theo nhà văn Văn Quang cho biết, "Trong số những ca khúc của anh Trần Thiện Thanh có bài "Chân trời tím," anh làm ngay sau khi đọc truyện dài này của tôi. Nữ danh ca Minh Hiếu là người hát bài này đầu tiên, nếu tôi nhớ không lầm và đó cũng là một trong số những ca khúc thành công nhất của cô. Nhật Trường còn cẩn thận ghi thêm trong tờ nhạc một đoạn trên trang đầu tiểu thuyết của tôi, Minh Hiếu cũng không bao giờ quên đọc lời này giữa lúc cô đang hát ca khúc. Đoạn đó như sau: 

Anh yêu những chân trời tím; màu tím thắm thiết của yêu thương, của hai đứa chúng mình đi vào tình yêu, đi vào kỷ niệm.  Anh sẽ đưa em tới đó, anh sẽ sống bên em như màu tím và chân trời, nhưng anh biết không bao giờ chúng mình tới đó.
Có nhiều người hỏi một bản nhạc hay như vậy tại sao lại không phải là nhạc chính cho phim. Vì Trần Thiện Thanh không bán ca khúc cho hãng phim hay vì một lý do nào khác? 
Là vì khi Trần Thiện Thanh cho trình làng bản nhạc đó thì chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện làm phim "Chân trời tím." Một hai năm sau, hãng phim Liên Ảnh mới được ông Tổng giám đốc Quốc Phong tập hợp lại để làm phim. Bản nhạc của Trần Thiện Thanh ra đời được mấy năm nên đã cũ. Trong 7 ông chủ hãng phim Liên Ảnh, nhiều ông muốn có một bản nhạc mới cho cuốn phim màn ảnh rộng đại vĩ tuyến (CinemaScope) đầu tiên ở VN. Họ quyết định nhờ Phạm Đình Chương làm nhạc chính cho bộ phim. Bởi vậy mới có chuyện bản nhạc Chân Trời Tím thì không phải là nhạc chính cho phim, mà thay vào đó là "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương với câu mở đầu "Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy lòng nhớ thương chất ngất..." Với tôi, cả hai bản nhạc đều có giá trị rất riêng, đều xứng đáng là nhạc chính của phim. Nếu tôi có toàn quyền chọn ca khúc cho phim tôi sẽ chọn "Chân trời tím" của Trần Thiện Thanh và người trình bày ca khúc là Minh Hiếu. Bởi dù sao bản nhạc đó cũng đánh dấu thời kỳ ra mắt của cuốn truyện và nó cũng góp phần làm cho cuốn truyện được nhiều người biết đến và nhắc đến hơn. Nhưng tôi không có quyền hành gì trong việc lựa chọn này. Tất nhiên nói như thế không phải không thích nhạc Phạm Đình Chương mà thật ra tôi "mê" nhạc của Chương hơn cả nhiều ca khúc tiền chiến khác." 
Nghe audio về lý do nhạc phẩm "Chân Trời Tím" lại không là nhạc nền của phim này:

Nghe audio nhà văn Văn Quang nói về quá trình làm phim "Chân Trời Tím":


Nghe nhạc phẩm CHÂN TRỜI TÍM


Nghe nhạc phẩm NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU



Thẩm Thúy Hằng chê cải lương, mất tượng vàng
Image result for thẩm thúy hằngĐược biết, vai ca sĩ Liên người tình của "Phi súng máy" thoạt đầu được nhắm cho minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Nhưng sau khi nghe vai "Phi súng máy" do Hùng Cường đảm nhận thì cô Thẩm tỏ ra lưỡng lự. Vốn dĩ thời này, các diễn viên đóng phim có bệnh sĩ nặng, kể cả những diễn viên quèn chuyên thủ vai phụ cũng thường ngầm cho rằng mình "sang" hơn những đào, kép cải lương (dù thu nhập bọt bèo và cuộc sống bấp bênh thua xa hẵn giới người họ chê - lời chê thường là "mùi cải lương, ngửi không vô" theo chính nghệ sĩ lão thành Năm Châu có lần cho hay).
Thấy mòi này, nhóm nhà đầu tư sản xuất phim e cô Thẩm nếu nhận vai cũng sẽ gắng gượng giả tạo, mất tự nhiên chăng, nhưng họ cũng chờ cho cô từ chối hẵn, bấy giờ một người sực nhớ đến Kim Vui cũng có vóc dáng sang đài các cùng gương mặt có những góc nhìn đẹp.
Kim Vui cũng là một ca sĩ tân nhạc cùng nghề với Hùng Cường (điều mà cô Thẩm quên mất vì Hùng Cường bấy giờ hoạt động rất nổi bên địa hạt cải lương), dù anh vẫn khuấy động sân khấu ca nhạc với Mai Lê Huyền, nhưng cái "mùi cải lương" thì quá nặng trong trí óc xét nét của một số người thời đó.
Kim Vui thì tất nhiên không nghe mùi gì ở Hùng Cường cả, trái lại khi biết Hùng Cường là vai nam chính cô còn vô cùng hớn hở vì sự thật, sự nghiệp bên tân nhạc của Hùng Cường vẫn sáng nước hơn cô nhiều, hơn nữa, cô cũng rất hâm mộ người đồng nghiệp này.
Bộ phim quay xong là một thành công lớn được hầu khắp các báo Sài Gòn ca ngợi. Phim được giải tổng thống năm 1971. Đích thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trao tặng Kim Vui tượng vàng nữ diễn viên xuất sắc trong đêm liên hoan trao giải tại dinh Độc Lập.
XEM THÊM: Toàn bộ cuộc phỏng vấn minh tinh Kim Vui
(click ảnh sang trang tin)




Xem baiDa hetbinh luan