Tim lại cuoc doi

NỘI DUNG:
Cũng giống như cố tài tử điện ảnh Nguyễn Chánh Tín đảm nhận vai đại tá tình báo hư cấu Nguyễn Thành Luân và được vai diễn để đời. Bên địa hạt cải lương, nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn cũng có được vai diễn để đời, hóa thân thành đại úy cảnh sát Huy Bình trong bộ máy chính quyền Nam Việt Nam.
Huy Bình do hiểu lầm rằng cách mạng đã giết chết mẹ mình, nên sau khi đi du học từ Mỹ về đã gia nhập lực lượng cảnh sát. 
Những biến động không ngừng trong một gia đình thời chiến xảy đến liên tiếp, và cả do cá tính thẳng thắn của anh, đã đưa Huy Bình vào một cuộc đấu tranh giằng xé tư tưởng khốc liệt, không chóng thì chầy những mâu thuẫn trong các mối quan hệ đã làm dao động tư tưởng viên sĩ quan cảnh sát được Mỹ huấn luyện bài bản này.
Đồng phục của cảnh sát thời VNCH 
Nhận chịu tác động liên tiếp từ sự phản kháng của Lan, người yêu của anh, và từ chính Oanh, em gái ruột, “lý tưởng” Huy Bình theo đuổi lâu nay và luôn cho là "chính nghĩa" lung lạc dần, nhưng Huy Bình vẫn chưa bị thuyết phục, cho mãi đến khi anh nếm vị đắng của mưu gian kế độc, sa vào quỷ kế của tay cố vấn Mác Len khi hắn mượn tay Huy Bình để trừ khử tình địch (phế binh Trần Hùng, chồng cũ của Ragly Hương), đồng thời nhân đó vừa bịt miệng tai tiếng rót pháo dập bỏ rơi đồng minh mà Trần Hùng luôn tố giác. Tình ngay lý gian, Huy Bình không thể nói năng gì với chị họ khi trên tay anh vẫn còn cầm khẩu súng bốc khói, vừa làm theo lệnh của Mác Len bắn Trần Hùng (sự thật là Huy Bình bắn lên trần nhà, nhưng Mác Len thừa biết Trần Hùng sẽ bắn lệch nên rút súng của hắn bắn đồng thời cùng Huy Bình, cũng để trút hết tội của hắn cho Huy Bình lãnh).
Thêm hung tin khác lại đến, khi đại úy Giảo do hớ hênh đã rò rỉ cho Huy Bình nghe một thông tin mật được giấu nhẹm với cả Huy Bình là ngày mai, cả Lan và Oanh đều sẽ bị đưa xuống tàu đày ra Côn Đảo. Ra là sau bao nhiêu năm phục vụ, anh vẫn bị họ xếp vào "thành phần đáng ngờ", ngay cả thông tin mệnh hệ về gia đình người thân mình mà anh cũng không được biết. Đến đây kịch tính đã lên đến cao trào, nút thắt sẽ phải bùng vỡ, đưa Huy Bình đến một quyết định quan trọng… tham gia đánh úp đồn cảnh sát và về với cách mạng.
Mỹ Châu
Vở diễn được ghi hình năm 1979, bấy giờ thuộc danh mục tuồng tích của đoàn Saigon 2. Tình huống bất ngờ là trước khi ban diễn viên đoàn này đến thu hình cho đài truyền hình TPHCM xảy ra biến động nhân sự trong đoàn. Cách trước đó không lâu, bất ngờ đào chính Mỹ Châu nhận được công văn triệu tập về đoàn Văn Công TPHCM phục vụ. Vai Lan được giao cho nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân (đóng vai Oanh) lên thay thế. Vì lẽ đó cho đến nay chỉ có bản ghi hình trắng đen vỡ diễn do Hà Mỹ Xuân thủ vai Lan. Vở do Mỹ Châu đóng chính chỉ có bản ghi tiếng phát trên radio và băng cassette. 
Thật đáng tiếc nếu Mỹ Châu rời đoàn trễ một chút, khán giả mộ điệu đã có bản ghi hình do nữ nghệ sĩ này thủ vai chính mà thưởng thức mãn nhãn rồi.

BỐI CẢNH, ĐỘNG LỰC SÁNG TÁC
Có thể nói hai tác giả Điêu Huyền và Hoàng Khâm đã sáng tác một vỡ diễn đáp ứng những yêu cầu chính trị cực cao thời ấy (ít nhất là vào những thời kỳ đầu miền bắc tiếp thu miền nam, khi phần lên án chế độ Mỹ-ngụy được đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm nghệ thuật cách mạng).
Động lực sáng tác như vậy cũng thấy ở nhiều vỡ diễn thời kỳ đó (Người ven đô, Cây sầu riêng trổ bông, Bóng tối và ánh sáng, Pha lê và cát bụi...) nhưng ở "Tìm lại cuộc đời", mọi phương diện mâu thuẫn đều bị đẫy lên tột cùng cao trào. Những cặp đối lập trong cuộc xung đột nhị nguyên xấu tốt, chính tà, thiện ác đều được tách xẻ đến tận những tế bào nhỏ nhất, như bản án được viết ra cặn kẽ, đanh thép tròng vào cổ những đại diện của "thành phần ác ôn" điển hình như Trung tá cô vấn Mác Len, thiếu tá Quang, đại úy Giảo, lính Bảy... Những "tội ác" mà trời còn không dung, đất không tha, như tội ác... thả chó béc giê cắn người của gia đình Mỹ, tội ác kinh doanh thân xác vợ Việt như món hàng kiếm lời béo bỡ của Mắc Len, đưa vợ đi ngủ hết chiến hữu này đến chiến hữu khác để "thu tiền", và còn đang tìm mối sang tay cho đồng đội khác khi biết Hương đã có mang.
"Tìm lại cuộc đời" đưa ra câu chuyện chiến tranh không hề công thức, nhàm chán, có gút mở ở kịch tính hấp dẫn. Diễn biến bắt đầu từ một cuộc hành quân thảm họa do lực lượng Nam Việt Nam tiến hành, phối hợp với quân đồng minh rơi vào trận địa phục kích. Lính Mỹ, lính quốc gia tranh nhau leo lên trực thăng tiếp cứu. Quá đông người nên phần ưu tiên được dành cho binh sĩ Hoa Kỳ, lính miền Nam (bị đạp xuống). Không có chuyến thứ hai như hứa hẹn và kỳ vọng, nhưng thay vào đó là pháo dập cho chết luôn hết lính quốc gia vướng lại để (che đậy nỗi nhục thua lính Bắc Việt) và để rêu rao rằng "các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng với cộng sản và đã hy sinh hết không còn chiến sĩ nào sống sót".
Khốn thay, việc "ăn gian nói dối" và dùng pháo dập để xóa vết, phi tang này lại để sót một người là Trần Hùng. Anh lê lết tấm thân tàn về Sài Gòn. Và bằng thủ pháp dùng chính miệng Trần Hùng làm "phát thanh viên", các tác giả vạch trần những bỉ ổi, mưu hèn kế độc, đễu cán của bọn đồng minh mắt xanh mũi lõ, sẵn sàng "hạ thịt chó săn của mình khi không còn giá trị sử dụng để đi săn"- câu nói này được để vào cửa miệng của Mác Len nhiều lần. 
Được người phía bên kia bắt gặp, cứu chữa, thả đi, Trần Hùng tàn phế tìm về nhà thì con bị chết cháy, vợ bí lối cùng đường phải trở thành vợ hờ một tên trung tá Mỹ, trở thánh một "me Mỹ" tội lỗi, nhuốc nhơ, bị xã hội khinh thị, dù đã bọc một vẻ ngoài cao sang với cái tên Racly Hương. Tủi nhục của Racly Hương cũng bị đẫy đến cùng cực khi, dù cô đang mang thai, gã chồng hờ người Mỹ vẫn nhẫn tâm gạ bán cho một gã khác khi sắp về nước...
Không hô hào, tội ác ghê sợ của giặc Mỹ cứ tự nó phơi bày qua bi kịch gia đình rất điển hình “Rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ sinh con” của lính quốc gia Trần Hùng.
Tính cách mạng trong ý đồ hai tác giả Hoàng Khâm - Điêu Huyền ở cái tên tựa tuồng "Tìm lại cuộc đời" cũng đến tự nhiên, thuyết phục như một lựa chọn tất yếu.
Trần Hùng cảm tình với cách mạng vì đã nhận được sự đối xử đầy tình người; ném lựu đạn vào đám sĩ quan Mỹ bởi chúng là kẻ thù giết anh, giày xéo vợ và làm gia đình anh tan nát. Ở đây có một chi tiết rất "góc tối" của Trần Hùng là biết vợ cũ đang đi bên Mác Len nhưng vẫn ném lựu đạn giết cố vấn Mỹ bằng được, sau đó khi gặp lại Hương chưa chết thì giải trình "Hương ơi anh nào muốn giết em. Máu em đổ lệ em rơi là tại vì em đi theo bầy lang sói" (?), chi tiết này khá gượng ép và khó cho một cô Hương nào đó trong đời thật dám lại gần chồng cũ và trìu mến như xưa sau khi chết hụt dưới tay chồng cũ. Hương theo cách mạng vì chỉ có con đường đó cứu vớt cuộc đời đau khổ, tủi nhục của cô.
Đáng kể nhất là sự phản tỉnh quay về chính nghĩa của đại úy cảnh sát Huy Bình - từng du học ở Mỹ, được đào tạo, nhồi sọ chống Cộng cực độ. Bình tôn thờ giá trị Mỹ, cho rằng: “Mỹ là người bạn, giúp chúng ta bảo vệ nền tự do độc lập”, tự cho mình là người có lương tri khi bất chấp sự vị nể, bắn chết con chó trẻ con Mỹ thả ra cắn người Việt.
Song, Huy Bình đã nhận ra mình chỉ là một công cụ để người Mỹ lợi dụng khi bị bắt buộc phải tự tay tra khảo, tù đày người yêu và em gái, giết chết anh rể Trần Hùng để bày tỏ lòng trung thành. Anh cũng không thể mắt nhắm tai ngơ trước thực tế do em gái và người yêu là những thanh niên trí thức yêu nước, chọn cách xuống đường đấu tranh... và họ đã vạch trần trụi về con người của anh “cũng là ma quỷ”.

TAP 1
TAP 2
TAP 3
TAP 4
TAP 5
TAP 6
TAP 7
TAP 8
TAP 9
Xem baiDa hetbinh luan