Diện mạo, bộ dáng
của thám tử đại tài Sherlock Holmes chủ yếu được xây dựng qua những hình tượng
quen thuộc được lặp đi lặp lại theo năm tháng. Một số phác thảo đến từ nhân vật
được miêu tả trong câu chuyện, một số khác đến từ những phiên bản chuyển thể trên
TV và trong phim. Nhưng nếu bạn soi nhân dáng anh ta bằng những lời văn miêu tả
trong mọi câu chuyện do Conan Doyle viết, bạn ắt ngạc nhiên vì người bạn tìm
thấy không mang diện mạo như bạn vẫn thường nghĩ. (Và cả người bạn bác sĩ
Watson cũng thế!)
Hình ảnh chung của
Holmes là một người cằm bạnh, khá giả, trung niên, khá ngông nghênh, sống với
một anh bạn, làm nghề bác sĩ, tính xuềnh xoàng ba phải, trong một căn hộ thuê ở
London. Hai người này tiêu khiển thời gian nhúng mũi vào những công việc của sở
cảnh sát Scotland Yard theo cách không được hoan nghênh, và rất nhiều lần làm
bẽ mặt sở cảnh. Holmes luôn thể hiện một chút gì đấy sắc lẽm, khô khan, máu
lạnh, chuộng khoa học và hài hước, luôn khoác một chiếc áo trùm kỳ quặc và đội
một chiếc mũ trông buồn cười.
Thế nhưng đó không
phải là Sherlock Holmes! Người bạn gặp trong câu chuyện là một người đàn ông
trẻ tuổi (cả Holmes và Watson đều ở độ tuổi 20 khi họ gặp nhau), họ khá nghèo
nên phải share phòng. Holmes sinh hoạt nhếch nhác, luộm thuộm nên tìm được Watson
cũng gọi là hên lắm rồi. Sherlock thích xem nhạc kịch, hòa nhạc và bản thân
cũng chơi đàn violon, thi thoảng vui nhộn, và, là một người bạn đáng tín cẩn.
Tuy nhiên, Holmes
cũng có mặt không hay – đó là sự thiếu kiên nhẫn, sống buông thả, trầm cảm, lạm
dụng chất kích thích, và một tính cách không chan hòa cùng xã hội khiến anh
không có nhiều bạn bè cũng như hưởng niềm vui trong các mối quan hệ lãng mạn.
Nói cách khác, bạn
sẽ không tìm thấy hình ảnh hoạt hình của Holmes trong truyện. Thay vào đó, bạn
gặp một nhân vật có đức tính xấu, điểm mạnh và điểm yếu, chuyên nghiệp, có cả
thành công lẫn thất bại. Đó là một tính cách phức tạp khiến người hâm mộ qua
bao nhiêu năm vẫn không chán vùi đầu tham dự vào những cuộc phiêu lưu cùng
Sherlock Holmes.
Tại sao đầy rẫy những miêu tả nhầm lẫn về Holmes?
Nhà thơ nổi tiếng T.
S. Eliot từng nói khi nói về Holmes, thật khó "chen len được vào trong
huyền thoại về sự tồn tại của Sherlock Holmes" Trên thực tế, nhiều người
luôn tin Holmes là một người có thực, có cuộc sống, một nhân vật lịch sử. Ấn
tượng Sherlock Holmes đã tạo ra nơi độc giả và nền văn hoá thật quá lớn đến mức
ý nghĩ rằng Holmes đã thực sự sống là một sai lầm dễ hiểu. Tất nhiên, huyền
thoại về Sherlock còn được hỗ trợ bởi một số yếu tố khác.
Kể từ đầu những năm
1900, người hâm mộ và các học giả đã gia cố huyền thoại hơn thêm bằng cách viết
về Holmes – về những cuộc phiêu lưu, phương pháp tiếp cận vụ án, thế giới của
Holmes - như thể Holmes hoàn toàn có thực trên đời. Điển hình nhất về hiện
tượng này là sự ra đời tờ tạp chí The Baker Street Journal, một ấn phẩm hàng ba
tháng xuất bản bởi nhà Baker Street Irregulars, một tổ chức Sherlock
Holmes lâu đời và uy tín nhất trên thế giới. Tạp chí Baker Street Journal thành
lập năm 1946, chuyên xuất bản các bài tiểu luận, bình luận và các bài học thuật
về "chơi trò chơi vụ án giả định", một thuật ngữ mà các Sherlockians
(fan Sherlock Holmes) dựng vờ ra những vụ án như của những người thực việc thực
và đố nhau phá án. Có hàng chục ngàn ấn bản tương tự gồm sách, bài báo, tạp chí
– một danh sách dài đến vô cùng tận!
Holmes vẫn truyền
cảm hứng cho các chuyên gia
Cho đến ngày nay,
Holmes vẫn tiếp tục được xem như là hình mẫu mực về vai trò nghiệp vụ trong các
sở cảnh sát khắp thế giới. Nhà thám tử được trích dẫn trong vô số các bài báo
và tạp chí học thuật, tập san chuyên nghiệp. Các lớp đại học về khoa học pháp
lý, logic, hóa học, và phương pháp học, sử dụng Holmes làm mẫu mực, được dạy
hàng ngày trên khắp thế giới.
Được tôn vinh hơn cả nhiều nhân vật lịch sử thật!
Hãy tưởng tượng bạn
đang đi nghỉ ở Thụy Sĩ. Bạn đến một ngôi làng nhỏ trên dãy Alps, bên ngoài quán
trọ là bức tượng có kích thước bằng người thật của Sherlock Holmes! Gần đó là
một tấm biển đề, "Tại nơi đáng sợ này, Sherlock Holmes đã đánh bại giáo sư
Moriarty vào ngày 4 tháng 5 năm 1891." Thực tế là Holmes có biển ghi công,
tượng, và viện bảo tàng chuyên đề tôn vinh Holmes hơn gần như mọi nhân vật lịch
sử có thật!
✓ Bước vào Bar
Criterion trong rạp hát Piccadilly Circus ở London, du khách sẽ thấy một tấm
biển ghi nhớ nơi bác sĩ Watson đã gặp bạn mình là ông Stamford, người đã giới
thiệu Watson với Holmes.
✓ Một phòng thí
nghiệm hoá học tại Bệnh viện St. Bartholomew của London có một biển xác định đó
là nơi Holmes và Watson lần đầu tiên gặp nhau.
✓ Trên phố Baker
thành London, nơi Holmes sống, người ta lập hẵn một viện bảo tàng dành cho
Holmes. Bảo tàng tái tạo căn phòng Holmes đã sinh hoạt đến từng chi tiết nhỏ
nhất và phía trước gắn cả một biển xanh ghi nhớ. Các bảng xanh vốn ở nhiều nước
châu Âu được đặt tại những nơi công cộng để tưởng nhớ mối liên hệ giữa địa điểm
và người nổi tiếng hoặc sự kiện. Người ta tin rằng nơi cư trú của Holmes là địa
điểm duy nhất nhận được vinh dự đó.
Trong nhiều thập kỷ,
địa chỉ 221b Baker Street do Abbey House, một tổ chức tài chính chiếm đóng.
Abbey House mở cửa kinh doanh tại địa điểm này vào năm 1932 và ngay lập tức bắt
đầu nhận thư gửi tới cho Sherlock Holmes. Holmes nhận được rất nhiều thư đến
nỗi Abbey đã thuê hẵn một thư ký chuyên trách trả lời người hâm mộ. Công việc
này vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay, với rất nhiều người yêu cầu Holmes giúp đỡ
trong việc giải quyết những vụ việc bí ẩn!
✓ Bạn có thể tìm
thấy nhiều tượng của Sherlock Holmes hơn cả nhà văn cha đẻ ra Holmes, Arthur
Conan Doyle! Tượng đài tưởng niệm của Thám tử vĩ đại có thể tìm thấy ở London,
Edinburgh, Scotland; Meiringen, Thụy Sĩ; Mát-xcơ-va, và thị trấn Karuizawa,
Nhật Bản.
Arthur Conan Doyle: cha đẻ của Sherlock Holmes
Là một sản phẩm hư
cấu, thế nhưng Sherlock Holmes trỗi xuất một nhân cách lấn át cả tác giả tạo nên
mình. Người thụ tạo lại được công chúng biết đến hơn hẵn người sáng tạo. Sir
Arthur Conan Doyle sinh năm 1859 tại Edinburgh, Scotland. Cha ông là Charles
Altamont Doyle, một họa sĩ và nghệ sĩ. Mẹ anh là Mary Foley. Thời bé, sở thích
của ông là thể thao và kể chuyện. Ông đã theo học các trường tư thục và vào
trường Y khoa Đại học Edinburgh năm 1876. Ông hoàn tất chương trình bác sĩ của
mình vào năm 1885 và bắt đầu hành nghề bác sĩ tư.
Trong thời đầu sự
nghiệp, người đến khám bệnh thưa thớt, để kiếm thêm ít tiền, ông bắt đầu viết,
và đã có một số truyện ngắn xuất bản ẩn danh, một số tiểu thuyết có chất lượng
đáng ngờ. Đề tài viết chính của ông là tiểu thuyết lịch sử và những hiện tượng
siêu nhiên. Ban đầu ông không phải là một nhà văn huyền bí hay nhà văn tryện
trinh thám. Khi đầu tiên Doyle đặt bút viết về Holmes, trong truyện nhan đề
“Cuộc điều tra màu đỏ” (A study in scarlet), ông không hề ý thức mảy may rằng
ông vừa tạo ra kẻ nhân vật sẽ xác định sự nghiệp của cả đời mình.
Trong trường y khoa,
Doyle chịu ảnh hưởng và được khơi niềm cảm hứng bởi các giáo sư dạy mình, đặc
biệt trong số này là Tiến sĩ Joseph Bell, một bậc thầy về chẩn đoán bằng phương
pháp quan sát và suy luận. Chính từ tiến sĩ Bell mà Doyle đã thai nghén ra
phương pháp Sherlock Holmes. Học vấn trong ngành y và nghề nghiệp bác sĩ là
nguồn sáng tạo cảm hứng chính trong suốt cuộc đời của Doyle, gồm cả những câu
chuyện về Sherlock Holmes.
Sherlock Holmes xuất
hiện lần đầu
The novel appeared
complete in 1887, in the seasonal publication Beeton’s Christmas Annual. It was
a great story, but to be honest, it just sort of came and went without a lot of
hoopla.
That might have been
it for Sherlock, but then, in 1890, Holmes made his second
Năm 1887, Doyle có ý
tưởng viết một truyện trinh thám và mô phỏng nhân vật chính của anh theo tính
cách người thầy cũ, Tiến sĩ Bell. Anh đặt cho truyện ấy tiêu đề “Cuộc điều tra
màu đỏ”. Dù vậy, rất ít nhà xuất bản quan tâm khi Doyle chào hàng. Cuối cùng,
trong cơn tuyệt vọng, anh chấp nhận lời đề nghị của nhà Ward, Lock Co. mua bản
quyền với giá chỉ 25 bảng. Thế là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh xuất hiện năm
1887. Đó là một câu chuyện tuyệt vời, nhưng thành thật mà nói, nó không ăn
khách mấy, và chóng bị quên.
Dù khá nản lòng,
nhưng sau đó, vào năm 1890, Holmes lại được tái xuất hiện trong tiểu thuyết
“Dấu bộ tứ” (The Sign of the Four). Câu chuyện thú vị này được ủy quyền xuất
bản cho Tạp chí Hàng tháng Lippincott, một cơ sở ấn hành của Mỹ. “Dấu bộ tứ” đã
làm tốt hơn “Cuộc điều tra màu đỏ”, nhưng những điều lớn lao hơn và tốt hơn
đang vẫn còn đợi cả Arthur Conan Doyle và Sherlock Holmes phía trước.
Bí ẩn sức cuốn hút Sherlock Holmes
Trên đời này, ở mọi
lúc đều có sự khuất lấp mà con người đang tiến hành. Động lực thúc đẫy luôn là
sự ghen hờn đố kỵ và lòng tham. Sức thu hút của những truyện trinh thám
Sherlock Holmes không chỉ ở cốt truyện gay gấn, nhiều tình tiết phức tạp, ly
kỳ, những mưu mô được dàn dựng tinh vi, thông thái. Ngoài sự thán phục tài trí
phá án của nhà thám tử có trí thông minh vượt trên các tên tội phạm xuất chúng,
độc giả như thấy được sự tái hiện cuộc đời họ sống nhìn dưới một nhãn quan sành
sỏi, tháu cáy và lạnh lùng của một người quá am hiểu nhân thế. Không phải bất
cứ sự gian ác, hiểm độc nào cũng minh bạch và có xác chết mang chứng tích pháp
y rành rọt tố giác. Sự ngụy tạo kỳ tài không chỉ giấu đi được nguyên do của cái
chết thực hữu về thân thể mà còn của những cái chết trong lòng bởi sự hãm hại
tinh vi – những cái chết không thể đưa ra tòa, chết vì mắc kế độc, bị gài bẫy,
thua cơ. Thế giớ của truyện Sherlock Holmes là thế giới thiên hình vạn trạng
của tâm tư con người, thế giới thật mà mọi cá nhân đều đang vướng mắc dưới cái
bề ngoài an lành, bình dị... nhưng chỉ là mặt biển yên lặng bên trên những con
sóng ngầm dữ dội, hung hãn.