Tiếng mưa
không bao giờ là vui cả, nó dễ gợi lên những kỷ niệm buồn đầy vằng vặc hối tiếc.
Các nhạc sĩ là tầng lớp người dễ chuyển qua tâm trạng buồn, ủ dột nhất khi nhìn
thấy những hạt mưa trắng trời, hay nghe những giọt mưa đêm tí tách rơi ngoài
hiên. Họ luôn là những người đa cảm, đa sầu, họ thường cảm giác nỗi buồn mạnh mẽ
hơn chúng ta. Mưa cũng là một rong những mảng đề tài lớn của dòng nhạc bolero,
và gần như ít bài bát về mưa nào mà vui, vì… Đời từ muôn thuở tiếng mưa
có vui bao giờ?!
Và còn niềm buồn nào hơn
khi ‘Mưa lên phố nhỏ, có một người vừa ra đi đêm nay’? Lỡ duyên đầu, lỡ
mộng đời luôn là điều day dứt không nguôi trong tâm khảm nhạc sĩ Trúc Phương,
và những giọt MƯA NỬA ĐÊM luôn lôi ông trở lại miền ky
ức, với câu hỏi “đi cùng năm tháng” của người nhạc sĩ tài hoa nhưng đường tình
luôn mãi bẽ bàng, não nề vì ‘đời luôn chưa trọn vòng tay”, duyên tình
luôn lỗi hẹn…
Những đêm mưa càng soi rõ kiếp nghèo hơn. Mưa xuyên mái lá như giỡn cợt người nghèo, mưa cho ngõ lầy lội càng thêm sâu, mưa điểm thêm chút thi vị cho cảnh đời đạm bạc, cho lứa đôi yêu nhau được dịp đi sát vào nhau, ‘Hạt mưa, mưa rơi tí tách, yêu đôi sát nách, mưa ngưng không đành…’
Nhưng rồi về trước thềm nhà, người phụ nữ trong bài hát lại đối diện
thực tại nằng nặng đã quen, đã chịu đựng hàng ngày đến chai trơ, đến hững hờ vô
cảm. họ lặng lẽ chấp nhận, và trong câu hát ta thấy nỗi buồn dường như không gợn
lên tí mấy… Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen, một ngày gian
lao không cho biết đến hương đêm… không có một thú đời nào cả cho kiếp người
trong ngõ hẽm PHỐ BUỒN này (Thanh Thúy hát)
Và cũng đang trên một phố buồn khác, môt người đang đếm từng bước
u hoài ngang từng góc phố của kỷ niệm xưa dưới trời mưa, gót mòn tìm dư
hương ngày xưa của một tình yêu đã thoáng qua tầm tay…
Sẽ không bao giờ thấy nữa vì ‘em đã theo bước về nhà ai’.
Phố buồn chỉ còn mỗi mình kẻ hoài niệm bước chân lẻ loi… Ray rứt trời
mưa bỗng nghe mặn môi.
Không dửng
dưng đứng ngoài miêu tả như Phạm Duy trong bài Phố Buồn,
Lam Phương cảm nhận và thấm thía trận mưa giáng xuống KIẾP NGHÈO ở góc độ người
trong cuộc bằng lời trách thấm thía ở đầu bài hát: Mưa chẳng yêu kiếp sống mong
manh…
Một cơn mưa chiều nào đó... giờ đã trở
thành kỷ niệm xa xôi. Cơn mưa chiều trước vui vì hai đưa chung đôi. Tay đan
tay trong tiếng đàn thầm nhìn nhau nhưng không nói, sợ tình yêu chóng phai...
Cơn mưa chiều nay chỉ còn mình tôi, hè phố cũ ấm áp vui bên nhau giờ đây chỉ mịt
mờ trong làn nước mưa như hiu hắt thương ai, và từng chiều mưa qua lại có một
người đi nhặt mót từng kỷ niệm.
Trong lần dìu nhau cuối cùng dưới cơn mưa
tầm tã, từng cảnh vật, từng khoảnh khắc đã được sao chụp lại để mãi ghi khắc về
sau con đường về nhà em qua phiến đá xanh xao, khi đến lúc bùi ngùi nhìn theo bóng em xa dần...
‘Mưa lem mất gót son rồi, mưa ơi!’
Và như thế, còn lại chỉ là nước mắt chan hòa SAU LƯNG MÙA MƯA
Mỗi câu CHUYỆN ĐÊM MƯA luôn là một câu
chuyện chứa chan:
Trong số các câu chuyện đêm mưa, chắc
chắn câu chuyện nỗi niềm nhất chính là của 1 người
con trai sinh viên nơi xóm trọ. Anh có để
ý 1 cô nàng cũng ở trọ trên
gác 1 căn nhà phía đối diện, nỗi
niềm chưa tỏ thì cô
nàng đã lên xe hoa. Tiếp sau người
thương này, lại đến 1 cô
khác đến trọ, và nỗi niềm chưa tỏ thì cô gái
cũng đã có người rước về nơi định cư ổn định hơn... Đến khi sắp ra trường, anh đếm mùa thương nhớ thì cũng đã 7 mùa, 7 nàng đã ra đi (vì anh học bác sĩ)... Nhạc sĩ Mạnh Phát ghi
tả lại khung cảnh hắt hiu về đêm của xóm trọ nơi mà chàng trai si tình cứ mỗi mùa lại ôm một nỗi buồn... Trong bài có
1 câu hát rất nặng tình: Sông sâu cố nhân ơi đi về đâu? Gửi hồn chìm vào đôi mắt. Ái ân chưa tròn để ngàn đời nhớ nhau.
MÙA
MƯA TRONG THỜI CHIẾN
'Một Người Đi' Hoàng Oanh trình bày
'Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ' Hồng Trúc trình bày
'Đêm Buồn Tỉnh Lẻ' Chế Linh trình bày
'Hai Mùa Mưa' Bảo Tuấn trình bày
'Gặp Giữa Miền Cao' Thanh Tuyền trình bày
Và còn nhiều bài hát mưa nữa, xin hẹn
các bạn trong một dịp khác...