8/11/18

GIANG CHÂU NGỌC BÍCH VỚI VAI DIỄN ĐỂ ĐỜI TRẦN HÙNG-JACKLY HƯƠNG

 on  
In  

NGỌC BÍCH :JACKLY HƯƠNG"

Ngọc Bích lặng lẽ rời nghiệp sân khấu sau khi Đoàn Cải lương Sài Gòn 2 ngưng hoạt động. Từ ngày ấy chị không còn xuất hiện trước đám đông, không cộng tác với bất cứ đoàn hát nào, không nhận bất cứ vai diễn nào của truyền hình, của cải lương video.
Ngọc Bích rời sân khấu giữa lúc tài năng đang còn rực rỡ. Ởtuổi trung niên, nhan sắc ấy vẫn mặn mà, đôn hậu khi bước ra sân khấu, giọng ca vẫn hay, sâu lắng, khó quên. Ngọc Bích có giọng ca buồn man mác, chơn chất, rất riêng không giống bất cứ ai trong các nữ danh ca đàn chị, chỉ giống nghệ thuật ca của vua vọng cổ Út Trà Ôn, vì chị chính là đệ tử ruột và là ... của ông. 
Nhắc tới Ngọc Bích có hai điều đề nhớ. Một là nhớ tới liên danh Út Trà ôn - Ngọc Bích gắn liền rất nhiều năm từ các sân khấu lớn như Kim Chung, Dạ Lý Hương, Thái Dương... đến các vai diễn trên các dĩa hát; hai là Ngọc Bích có một vai diễn để đời đến nay vẫn chưa có người diễn hay hơn, đó là Jackly Hương. Dường như vai diễn đó chỉ dành riêng cho Ngọc Bích. Thật sự mà nói nữ nghệ sĩ nào khi hát vai Hương đều đạt từ trung bình trở lên, dù đây là vai diễn hay, có nhiều đất diễn, nhưng diễn đến độ chân thật, đến mức khán giả tin vai diễn là con người thật thì chỉ có Ngọc Bích. Khi xem Thanh Ngân diễn vai này trên sân khấu nhà hát truyền hình VTV, những khán giả đã xem Tìm lại cuộc đời trước kia càng thấy nhớ Ngọc Bích hơn. 
Không phải vì Thanh Ngân diễn không đạt, mà vì dấu ấn của Ngọc Bích để lại quá sau đậm, quá thân thuộc đến nỗi những thay đổi sáng tạo làm cho Jackly Hương khác đi thì vẫn khó thuyết phục khán giả. Gần như những gì Ngọc Bích thể hiện trong vai Jackly Hương là bất di, bất dịch, là hay nhất không cần phải thay đổi nữa.
Sự khác nhau giữa Ngọc Bích với các nghệ sĩ khác khi cùng thủ diễn vai Hương trong Tìm lại cuộc đời là cách ca ngâm. Câu nói lối đầu tiên khi gặp Trần Hùng: ''Mình ơi.xin mình hãy cho em nói, nói xong rồi mình có băm vằm em ra trăm mảnh, em cũng cam lòng. Chỉ xin mình nghĩ lại mà thương...'' câu nói thường tình lại được Ngọc Bích diễn tả rất chân thật, tận đáy lòng, người xem cảm nhận được sự ăn năn, đau đớn, chân thành của người vợ trót sa vào nghịch cảnh. Nhưng xuất sắc nhất là lớp gặp Trần Hùng trong tù, Ngọc Bích đã ca rất hay bài Trường Tương Tư lớp 3 ''Thì giữa chúng ta... đã (ngân dài, lên cao) không vẹn... tình chung thủy, nói chi sum họp trước giờ chia ly. Tấm thân bọt bèo, dù chưa tàn rũ, kể như tan tác từ ngày ra đi Còn oán hận nhau chi... Trong cảnh khốn cùng cực hiểm, cùng nguy . Hởi ơi. Thân tôi sao quá đoạn trường Dày dạn phong trần chưa trắng nợ trần gian...''
Soạn giả lão thành Điêu Huyền đặt bài Trường Tương Tư lớp 3 vào tình huống nầy, để gài vô vọng cổ cho nhân vật Trần Hùng quá hay, quá đúng. Sau nầy nhiều tác giả bắt chước, sử dụng Trường Tương Tư lớp 3 trong kịch bản của mình, nhưng chưa có bài ca Trường Tương Tư lớp 3 nào hay hơn, đúng chỗ, dạt dào xúc cảm hơn, chưa có giọng hát nào ca Trường Tương Tư lớp 3 hay hơn Ngọc Bích. Có thể nói, Trường Tương Tư lớp 3 thông dụng trong cải lương nhờ có ông Điêu Huyền và Ngọc Bích. Một phút xuất thần của cây viết lão luyện, của giọng ca vàng để lại dấu son tuyệt vời, trở thành kinh điển trong nghệ thuật viết và ca ngâm các làn điệu cải lương. Rồi khi Trần Hùng bị giết, Hương chạy vào ngỡ ngàng trên tay còn cầm xấp vải mới “anh ơi! Xấp vải chưa may áo mới đã hóa thành vải liệm. Thời thì mảnh gót ghém thi hài đơn lạnh mảnh chích mái đầu người góa phụ cô đơn..., chỉ mấy câu nói lối nhưng rúng động lòng người. Giá trị nghệ thuật gấp mấy lần ca vọng cổ hay bài oán. Chính câu nói lối độc chiêu ấy gác qua để Trung sĩ Tám - Diệp Lang vô bài Chuồn Chuồn đúng nơi, đúng chỗ hợp lý làm sao. 

GIANG CHÂU "TRẦN HÙNG"
Năm 1964 Ở Chợ Lách - Bến Tre, có một cậu bé mới 12 tuổi đã biết đờn ca tài tử, nhà nghèo nên hằng ngày sau nửa buổi đi học, nửa buổi còn lại cậu phải đi coi trâu. Thấy cậu ca hay nên các anh trong xóm kèm dạy cho ca trúng nhịp. Cậu bé ấy chính là NS Giang Châu, tên thật là Trần Ngọc Châu, sinh năm 1952.
Khoảng 14-15 tuổi, Châu đi làm tài công lái tàu, chủ tàu là ông Hai Đực, người biết đờn, và là người thầy đầu tiên. Gần nhà Châu cũng có anh Anh Tuấn đánh đàn guitar khá hay, ở đội văn nghệ Quận. Sau Tết Mậu Thân, nhân một bữa đội văn nghệ Quận về hát tại ấp nhà, Anh Tuấn giới thiệu Giang Châu lên hát mấy bài vọng cổ, Quận trưởng có mặt trong buổi văn nghệ ấy khoái giọng ca của Châu, bắt Châu vô hát ở đội văn nghệ Quận, và Châu chính thức trở thành người ca hát có lương.
Ngày mùng 8 tháng 8 năm 1971 có đoàn cải lương Phước Châu, gốc là đoàn hát bội của bầu Nhàn ở miệt Trà ôn, về hát gần nhà, Châu đến chơi rồi trốn theo đoàn hát luôn, lúc đó đang ở lứa tuổi quân dịch, Châu phải dùng giấy căn cước của em trai tên là Hoa và đặt nghệ danh là Hồng Hoa. Anh Tuấn cũng bỏ đội văn nghệ Quận, đi gánh hát chung với Châu. Được một năm, năm 1972, gặp đoàn Hoa Mùa Xuân hát ở Đại Ngãi rồi qua Long Phú, Châu xin gia nhập đoàn, làm em nuôi của nghệ sĩ Hữu Lợi (Không phải Hữu Lợi bên cải lương Hồ Quảng). Hữu Lợi thấy kép mới Hồng Hoa có giọng khá lạ, mặt mày sáng sủa, tính hiền hậu nên thương, coi như em trai. Hữu Lợi có người em trai là nghệ sĩ Bửu Lộc, đang là kép trẻ của đoàn với nghệ danh Giang Thanh nên anh sao tên cho Châu từ Hồng Hoa thành Giang Châu.
Sau đó, một thời gian Giang Châu cộng tác với đoàn Ngân Điện - Ngọc Đính rồi Thanh Hương - Hùng Minh, trở thành một anh kép trẻ sáng giá. Nghệ sĩ Minh Cảnh lập ra hai đoàn hát, đoàn Minh Cảnh 2 mời Giang Châu về cộng tác, nhưng anh chỉ được giao những vai lão. Dù vậy, Giang Châu vẫn cố làm tròn vai trò của mình, nhưng khổ cho những anh kép hát vai chánh chung tuồng với Giang Châu mỗi lần Châu ca vọng cổ, họ như bị che lấp bởi giọng ca độc đáo của nghệ sĩ trẻ đóng vai già.
Đoàn Minh Cảnh 2 và đoàn Trâm Hoa Mai của ông bầu Năm Tập cùng về Lái Thiêu hát, bất ngờ bị cảnh sát đến bắt quân dịch, đoàn Minh Cảnh 2 bị bắt 8 người, đoàn Trâm Hoa Mai bị bắt 7 người. Đoàn Minh Cảnh 2 rã tại Lái Thiêu. Riêng ông bầu Năm Tập của đoàn Trâm Hoa Mai cố gắng lèo lái đoàn giữ hoạt động, sẵn ở gần ông qua đón Giang Châu và Cảnh Tượng (đang là bảo vệ của Viện dường lão nghệ sĩ TPHCM) về hát kép chánh.
Từ đó, Giang Châu trở thành một nghệ sĩ rất ăn khách của đoàn Trâm Hoa Mai. Một năm sau, Giang Châu được ông bầu Thu An mời hát đoàn Hương Mùa Thu của ông. Vở đầu tiên ở đây của Giang Châu vở Người chăn Hạc với Út Hiền, Hoài Thanh hát chánh, Giang Châu, Minh Kỳ hát nhì. Đào chánh có Ngọc Hương, đào nhì có Hương Lan, Kim Thủy. Bấy giờ nghệ sĩ Minh Vương đứng ra lập đoàn Cải Lương Việt Nam - Minh Vương với dàn đào kép khá hùng mạnh như: Phượng Liên, Phương Thanh, Văn Chung... (Sau này có thêm nghệ sĩ Thanh Nga), Giang Châu được mời về để hát kép 3 nhưng rất được Minh Vương thương mến và tin cậy.
Đầu thập niên 1970, Thanh Điền mời Giang Châu về hát kép chánh đoàn Xuân Liên Hoa do Thanh Điền và gia đình thành lập. Anh chính thức ra mắt khán giả Sài Gòn với tư cách kép chánh trong vở "Quỷ kiến sầu”.
Sau 30-4-1975, Giang Châu theo đoàn Hoa Anh Đào - Kim Giác lưu diễn các tỉnh miền Tây... Nhân một khi về Sài Gòn, anh đã đến gặp NS Thanh Điền nhờ giới thiệu với nghệ sĩ Diệp Lang để về đoàn Sài Gòn 2. Lúc này NS Thanh Tuấn đang là kép chánh, thường hay đi hát chầu, đoàn cần người hát thế vai, vậy là Giang Châu được chọn. Khi đoàn Sài Gòn 3 thành lập, Giang Châu đã xin nghỉ ở đoàn 2, rồi cùng Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Dũng Thanh Lâm về tập vở "Mái tóc người vợ trẻ" để khai trương đoàn hát. Trong vở này, cùng hát chánh với anh là nghệ sĩ Đức Minh...
Giang Châu hát ở đoàn Sài Gòn 3 được khoảng 8 tháng thì được Sở Văn Hóa TP điều động trở lại đoàn Sài Gòn 2 thế cho Phương Quang. Bấy giờ do đoàn Văn Công Thành Phố đang xây dựng lực lượng nên rút Lệ Thủy và Phương Quang về tăng cường cho đoàn này thật mạnh, nên đoàn 2 thiếu người, và vì Diệp Lang muốn anh về. Lúc bấy giờ Ở Đoàn Sài Gòn 2, cặp đào kép chánh là Thanh Tuấn - Mỹ Châu, đào nhì là Ngọc Bích, thêm Giang Châu, Ngọc Bích có người bạn diễn với giọng ca tuyệt vời, dàn nhì sẽ rất vững. Khi ấy, khán giả đến với Sài Gòn 2 vừa xem hai cô đào đẹp Mỹ Châu - Ngọc Bích, vừa xem một dàn diễn siêu hạng Diệp Lang, Tư Rợm, Văn Chung, Hồng Nga, Hoàng Liêm... vừa nghe Thanh Tuấn - Giang Châu ca vọng cổ. Có thể nói đây là một đội ngũ chất lượng, một đoàn nghệ thuật cải lương tiêu biểu mà cho đến nay không dễ để có một đoàn cải lương như vậy. Ở đoàn 2, Giang Châu đã thế vai của Phương Quang trong "ánh lửa rừng khuya", "Tìm lại cuộc đời"... Đặc biệt vai Trần Hùng trong vở "Tìm lại cuộc đời” đã tạo nên nấc thang thành công đầu tiên của anh, trở thành một vai diễn để đời. Trần Hùng - Giang Châu trở thành hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, chuẩn mực. Mấy năm gần đây xem lại một số nghệ sĩ trẻ diễn vai Trần Hùng mới thấy những sáng tạo của Giang Châu thật độc đáo. Càng xem người khác diễn khán giả lại càng nhớ anh... Từ cách say là đà, lăn lóc trên vỉa hè lảm nhảm: “Rớt Tú tài anh đi Trung sĩ... Em ờ nhà lấy Mỹ nuôi con. Bao giờ yên chuyện nước non, anh về anh có Mỹ con anh bồng...” . Nghe sao đắng cay, chua xót quá! Rồi lại thê thảm với câu vô Xàng xê: "Hỡi ơi...Mái lá... hóa tro than, xóm nhỏ ngoại Ô tan hoang... vì lửa đạn, vợ con đâu nữa, về phương trời nào, sống chất biết ra sao... cho nên tao mới lê tấm thân... què”. Anh ca một hơi dài, chậm rãi, nhấn nhá rõ từng chữ, như nuốt từng giọt đắng vào lòng, cách ca diễn xoáy động lòng người. Hay như câu vô vọng cổ: Hương ơi! Anh nào có muốn giết em đâu máu em đổ là tại em đi với bầy lang sói. Thì em thử hỏi làm sao anh có thể tách rời những mảnh thép từ một trái nổ vô tri đế nó tự chọn mục tiêu mà xuyên thủng những trái tim bạo ác tham tàn...




Share: