Mỗi người đều có thể khôn ngoan lúc này nhưng lại khờ khạo lúc
khác
Làm cách nào để bạn trở nên khôn ngoan hơn? Các nhà tâm lý học đã
có tin tốt lành cho chúng ta sau nhiều thập niên bỏ công nghiên cứu về sự khôn
ngoan: tất cả chúng ta đều có thể gắng sức để trở nên khôn ngoan hơn, thậm chí
có thể thành công phi thường.
Lý do khiến ta muốn khôn ngoan thường liên hệ với rất nhiều sự
tích cực: cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống, ít cảm xúc tiêu cực hơn, quan hệ
tốt hơn và ít cảm giác căng thẳng hơn, theo Igor Grossman từ Đại học Waterloo ở
Canada. Ông và các đồng sự còn phát hiện ra bằng chứng cho thấy những người
khôn ngoan nhất có thể sống lâu hơn. Người càng khôn ngoan, mức độ viên mãn của
họ càng cao, đặc biệt khi lớn tuổi.
Trí thông minh không làm thay đổi mức độ viên mãn, hạnh phúc, có lẽ
vì chỉ số IQ không phản ánh khả năng của từng người trong việc chăm sóc các mối
quan hệ tốt hoặc đưa ra quyết định trong cuộc sống thường nhật.
Grossman tin rằng sự khôn ngoan không đơn giản là một tính cách bền
vững mà bạn có hoặc không có. Nếu điều này đúng, đây là tin vui. Điều này có
nghĩa ít nhất chúng ta đôi khi cũng khôn ngoan. Hãy nhớ lại chuyện xảy
ra hôm qua. Tình huống nào thử thách nhất với bạn trong ngày? Và bằng cách nào
bạn vượt qua nó? Grossman đặt các câu hỏi này cho người tham gia
nghiên cứu gần đây của ông.
Mọi người viết về việc đi họp trễ do bị kẹt xe hoặc tranh cãi giữa
họ với gia đình và đồng nghiệp. Các nhà nghiên cứu xem xét phương thức mọi người
lập luận để tìm hiểu sự khôn ngoan của họ. Liệu họ có nhận ra kiến thức của họ
có giới hạn? Họ có thấy bất cứ điều tích cực nào trong những thứ có vẻ là tình
huống tiêu cực? Ông nhận ra một số người có vẻ cực kỳ khôn ngoan trong tình huống
này nhưng lại không hề vậy trong tình huống khác. Vậy tại sao có sự khác biệt
trong các tình huống khác nhau? Người ta khôn ngoan hơn khi đi cùng bạn bè. Nó
khiến họ có vẻ sẽ xem xét bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn, nghĩ về các khía cạnh
khác và để nhận ra giới hạn tri thức của họ. Khi đơn độc, họ có vẻ dính vào
tình huống mà thậm chí họ không nghĩ ra lựa chọn thay thế nào.
Điều này có nghĩa sự khôn ngoan có vẻ phổ biến hơn ta nghĩ.
"Chúng ta có lẽ đều có thể khôn ngoan theo cách nào đó. Chỉ là không phải
lúc nào cũng vậy," Grossman cho biết.
Một số người vẫn thể hiện sự khôn ngoan nhiều hơn những người khác
và một số lại khờ dại hơn, nhưng không phải tình huống nào cũng vậy. Điều này
đem lại hi vọng. Nếu chúng ta có thể khôn ngoan hơn trong lúc nào đó, có thể
chúng ta có thể học cách khôn ngoan thường xuyên hơn.
Ta thường hay tự đánh giá sai về khả năng của bản thân, nhưng lại
rất tỉnh táo khi nhìn nhận, phân tích những vấn đề, những rắc rối người khác
đang gặp phải
Và những phát hiện cho thấy khả năng lý luận khôn ngoan hơn tăng dần
theo độ tuổi cho thấy ta có thể dần trở nên giỏi giang hơn trong việc này.
Câu hỏi là làm sao làm được điều đó. Với nhà tâm lý học Robert
Sternberg từ Đại học Cornell, tất cả sự khôn ngoan chỉ là sự cân bằng. Người
khôn ngoan có khả năng hoàn thành một hành động tung hứng tinh thần - cân bằng
giữa sự ngắn hạn và dài hạn, giữa ích lợi bản thân với ích lợi của người khác,
trong khi cân nhắc tất cả tình huống, vẫn đồng thời thích nghi với tình huống
hiện tại, cố gắng định hình nó hoặc tìm giải pháp mới.
Theo mô hình của Sternberg, điều bạn cần làm là nhớ phân tách tất
cả những lợi ích khác nhau trong một tình huống khó xử định sẵn, cả trong thời
gian ngắn hạn và dài hạn và chú ý tới sự thay đổi của môi trường và nó có thể định
hình ra sao.
Trong một trường dạy khôn ngoan, Grossman đã thí nghiệm nhiều chiến
lược khác nhau trong phòng thí nghiệm. Mọi người được học nhận ra quan điểm
khác bằng cách tưởng tượng họ đang quan sát tình huống từ góc nhìn của chú chim
hoặc quan sát nó như thể họ đang quan sát sự kiện khi là một chú ruồi đậu trên
tường.
Mục đích là nhằm đẩy bạn lùi xa khỏi trải nghiệm tức thời. Thậm
chí việc tự đặt mình vào vị trí của người thứ ba cũng khá hữu dụng. Chẳng hạn
như khi tôi bị rơi vào tình huống khó xử, tôi nên đặt câu hỏi kiển như nếu Claudia
rơi vào tình thế đó thì cô ấy sẽ làm gì?
Đôi khi ta có thể đi xa hơn một bước so với việc nói ở ngôi thứ ba
và thực sự hỏi ai đó khác xem họ nghĩ chúng ta nên làm gì.
Người thông minh không hẳn đã là người khôn ngoan
Chúng ta thường khôn ngoan hơn khi ở ngoài cuộc so với chuyện của
chính mình. Một trong những nghiên cứu tôi yêu thích nhất về nhận thức thời
gian có liên quan đến ngụy biện kế hoạch, lỗi ngụy biện này là rất nhiều người
nghĩ khi ta có thể hoàn tất một công việc nhanh hơn so với khả năng thật của
mình.
Dù đó là việc trang trí lại phòng khách trong một nggày hoặc hoàn
thành dự án công việc trong một đêm, ta thường thất vọng khi thua cuộc. Ta có
xu hướng nghĩ là trong tương lai ta sẽ có nhiều thời gian hơn vì ta sẽ tự tổ chức
bản thân tốt hơn. Đáng buồn là có lẽ ta sẽ chẳng như vậy.
Nhưng dù ta khá dở trong việc xem xét các khung thời gian của bản
thân, chúng ta lại giỏi trong việc chia tách thời gian của người khác.
Trong một nghiên cứu, sinh viên được yêu cầu ước lượng chừng nào họ
có thể hoàn thành bài luận và khi nào những sinh viên khác có thể hoàn thành
bài. Việc đoán thời gian của người khác tốt hơn rất nhiều vì họ tính cả những
việc gây gián đoạn không ngờ chẳng hạn như ta có thể bị cảm hoặc về nhà và phát
hiện ra máy rửa chén đã dây nước đầy căn bếp.
Nhưng khi đến lượt bản thân mình, sự lạc quan tự nhiên của chúng
ta có vẻ đã chặn ta không cho nhìn thấy những vấn đề tiềm ẩn.
Vậy bạn có thể bắt đầu trở nên khôn ngoan hơn không? Có thể, nhưng
còn rất nhiều yếu tố cần nhớ.
Bạn cần phải tính đến cả việc mỗi người có mục tiêu khác nhau, ưu
tiên khác nhau và những tác động đến riêng bạn, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Nếu
bạn có thể tính toán tất cả những thứ đó, có lẽ bạn đang thể hiện sự khôn
ngoan.
Nhưng sự phức tạp không ngăn được sự cố gắng của chúng tôi. Như
Grossman nói với tôi: "Không phải thình lình mà bạn trở thành Đức Phật đệ
nhị, nhưng bạn thực sự sẽ trở nên khôn ngoan hơn một chút."
Social Plugin