3 trụ cột của hạnh phúc


Nhà triết học theo chủ nghĩa khoái lạc Epicurus cả đời giảng dạy tư tưởng mình vui vẻ cho đến khi ông chết cái chết đau đớn năm 270 TCN, đã có những đóng góp thật to lớn cho ngành triết học của nhân loại. Epicurus sống ở Athens, đã dành cả đời suy gẫm để tìm lời giải cho những hóc búa muôn thuở của tất cả chúng ta: hạnh phúc là phải như thế nào. Trong khi hầu hết các nhà triết học khác dành nhiều thời gian cho việc suy ngẫm ý ​​nghĩa thiện ác, Epicurus lại chăm vào khám phá các nguyên tắc chính của sự mãn nguyện.
Đương nhiên, ông đã hứng những chỉ trích nặng nề từ các đồng nghiệp đương thời. Họ nhạo báng Epicurus, gán ông ngay cái nhãn hiệu hedonist, tức người theo chủ nghĩa dật lạc, ngụy triết gia. Tin đồn còn đến mức họ đồn thổi Epicurus mỗi tối đều phải ních đủ mười món ăn xa xỉ mới thôi, tin đồn khác nói ông thường tham gia vào các cuộc hành lạc với nhiều phụ nữ cùng một lúc. Sự thật thì Epicurus nghèo khó sống cuộc sống thật đạm bạc ở nông thôn. Chế độ ăn uống chỉ gồm nhiều hơn chế độ khổ hạnh một chút gồm bánh mì, trái ô-liu và thỉnh thoảng một lát phô mai để bồi chất. Thuyết giảng hăng say cho đến cuối đời, Epicurus đã dành nhiều thời gian trứ tác vô số bài viết có tác dụng kích thích tư tưởng, và vẫn được trích dẫn rất nhiều năm sau khi ông qua đời.
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông tóm tắt nguyên tắc cốt lõi nền tảng cho giáo thuyết của ông: “Đừng làm hỏng mất những gì bạn đang có bằng cách ham muốn những thứ bạn không có; hãy nhớ rằng những gì bạn đang có được bây giờ đã từng là những thứ bạn chỉ ao ước và hy vọng."
Đây là một trong những lời hay ý đẹp của Epicurus nói về hạnh phúc. Ông bày tỏ rằng tất cả mỗi chúng ta đều phạm sai lầm khi tìm kiếm hạnh phúc và giải pháp nào cho những sai lầm này là những gì tôi sẽ thảo luận trong bài viết này.

1. Nuôi dưỡng tình bạn thực sự
Trái ngược những câu chuyện bịa đặt xung quanh nhân cách của Epicurus, nhà triết gia không mảy may quan tâm đến tình dục hay chuyện yêu đương lãng mạn. Ông cho rằng sự vướng bận các quan hệ lãng mạn là nguyên nhân gây ra những phiền lụy đau khổ của chúng sanh. Thay vào đó, Epicurus khuyên rằng nên tạo dựng những  tình bạn chân thật làm nền cho hạnh phúc của chúng ta. Tình bạn thật không bị hủy hoại bởi sự cay nghiệt, ghen tuông và oán giận thường có trong các mối quan hệ lãng mạn. Vậy, thay vì tìm kiếm miệt mài những người tình hoặc bạn tình,  ta nên dành thời gian nuôi dưỡng vun trồng những mối quan hệ tích cực với bạn bè hay hơn.
Tình bạn chỉ có vấn đề duy nhất, ông nói, là chúng ta không thấy bạn bè của mình đáp ứng đủ. Phải chật vật, vật lộn với cuộc sống, chúng ta thường bỏ bê những người thân tình nhất vì theo đuổi các mục tiêu lợi ích riêng. Ngoài ra, nhiều người trong chúng ta ít sẵn sàng mở lòng hoàn toàn với bạn bè bởi vì chúng ta lo sợ họ không đáng tin cậy, hoặc là chúng ta sẽ bị từ chối. Chúng ta có thể có nhiều bạn bè và người quen, nhưng không phải tất cả đều được kiến thiết chu đáo, nơi tràn trề sự tin tưởng và cởi mở tấm lòng.
Tình bạn thật không bị hủy hoại bởi sự cay nghiệt, ghen tuông và oán giận thường có trong các mối quan hệ lãng mạn. Vậy, thay vì tìm kiếm miệt mài những người tình hoặc bạn tình,  ta nên dành thời gian nuôi dưỡng vun trồng những mối quan hệ tích cực với bạn bè hay hơn.
Tình bạn chỉ có vấn đề duy nhất, ông nói, là chúng ta không thấy bạn bè của mình đáp ứng đủ. Phải chật vật, vật lộn với cuộc sống, chúng ta thường bỏ bê những người thân tình nhất vì theo đuổi các mục tiêu lợi ích riêng. Ngoài ra, nhiều người trong chúng ta ít sẵn sàng mở lòng hoàn toàn với bạn bè bởi vì chúng ta lo sợ họ không đáng tin cậy, hoặc là chúng ta sẽ bị từ chối. Chúng ta có thể có nhiều bạn bè và người quen, nhưng không phải tất cả đều được kiến thiết chu đáo, nơi tràn trề sự tin tưởng và cởi mở tấm lòng.
Trong khi Epicurus không nêu rõ ràng những đặc điểm nào thể hiện tình bạn thực sự, nhà triết học Stoic Seneca sau đó đã xem xét lại triết lý Epicurean và đưa ra một số hướng dẫn chi tiết các tiêu chí của những mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa. Seneca cho rằng những người bạn thật sự sẽ phát tỏa và truyền cảm hứng khiến chúng ta tự tu bồi và trở nên hạnh phúc thêm hơn. Người bạn thật ắt phải để các lợi ích tốt nhất của chúng ta trong tim họ. Những bạn tốt nhất không chỉ phản ánh sở thích của chúng ta mà còn phản ảnh những giá trị của chúng ta. Seneca khuyên rằng, khi sau cùng chúng ta quyết định một người nào đó nên được chấp nhận vào cuộc sống của chúng ta, chúng ta nên chào đón họ hết lòng và tin tưởng họ đầy đủ.
Khi anh viết thư cho bạn mình Lucilius, "Suy ngẫm trong một thời gian dài cho dù bạn sẽ thừa nhận một người nhất định cho tình bạn của bạn; nhưng khi bạn quyết định thừa nhận anh ta, hãy chào đón anh ấy bằng cả trái tim và tâm hồn bạn. Hãy mạnh dạn nói chuyện với anh ấy như với chính mình… Hãy coi trọng anh ấy là trung thành và anh sẽ làm cho anh ấy trung thành. ’
Những mối quan hệ như vậy sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, yên bình hơn. Đó là trụ cột hạnh phúc đầu tiên.
2. Sản xuất ra những tạo phẩm có ý nghĩa
Điều tiếp theo mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy cần thiết để được hạnh phúc là sự giàu có. Mặc dù các ý tưởng của Epicurus đã cách đây gần hai nghìn năm, ngày nay chúng ta lại càng có nhiều động lực để theo đuổi tiền bạc hơn bao giờ hết.
Vì đến mức ấy, phần lớn chúng ta dành toàn bộ cuộc sống làm việc chăm chỉ với hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ có đủ tiền để mua một ngôi nhà đắt tiền và nghỉ hưu sớm. Nỗi ám ảnh với việc kiếm tiền sẽ giúp chúng ta làm việc không ngơi, khiến ta mệt mỏi và chịu đựng nhiều căng thẳng cùng bất hạnh.
Epicurus lập luận rằng chìa khóa để hài lòng trong cuộc sống lao động không ở chỗ kiếm được nhiều tiền, mà ở chỗ đang làm ra những sản phẩm có ý nghĩa cho đời. Khi này, chúng ta đều cảm thấy chúng ta đang tạo nên sự khác biệt, cảm giác chúng ta đang góp phần vào việc biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tha nhân.
Để sống hạnh phúc, điều quan trọng là phải yêu công việc của mình. Thay vì ngán ngẩm suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày trong một công việc mà bạn ghét cay ghét đắng, hãy tìm cách khám phá bằng cách nào bạn có thể tạo ra ý nghĩa cho đời và hỗ trợ người khác.
Hãy theo lời của Charles Dickens, “No one is useless in this world who lightens the burdens of another.“ (Không ai là vô dụng trong thế giới này khi họ cất nhẹ gánh nặng của người khác.”
3. Học cách sống hạnh phúc với tối thiểu nhu cầu
Cuối cùng, Epicurus khuyên nhủ chúng ta hãy tu thiết chỉnh sửa các mong muốn. Chúng ta cứ hay cố lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống bằng cách chạy theo những ý muốn và thèm khát của mình, chẳng hạn phấn đấu cật lực để kiếm thêm tiền, có được hình thể đẹp cơ bắp hay có một người tình diễm mơ. Chúng ta không ngừng theo đuổi mong muốn mình với hy vọng rằng, bằng cách đạt được chúng, cuối cùng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng có một cái gai: việc theo đuổi những ham muốn này chỉ làm trì trệ niềm an bình tâm tư.
Bằng việc theo đuổi những lạc thú nhạt thếch, chúng ta lạc lối hoàn toàn mục tiêu hoài bão. Epicurus lập luận rằng khao khát sự sang trọng, địa vị và những hoan lạc chỉ là lớp áo ngoài che giấu sự thiếu đói niềm thỏa nguyện càng sâu hơn.
Trong một thử nghiệm về an sinh sớm nhất lịch sử con người, Epicurus đã từ bỏ việc theo đuổi ước muốn và thực hiện ba thay đổi cơ bản trong cuộc đời của ông để đo lường mức độ những thay đổi này ảnh hưởng đến hạnh phúc của ông và những người theo ông ra sao. Trên thực tế, ông đã mua một ngôi nhà lớn ở Athens và đưa nhiều người bạn thân nhất của mình đến đấy ở cùng.
Theo đuổi công việc yêu thích: Epicurus và bạn bè đã cắt giảm phần lớn công việc để dồn hết vào những công việc họ yêu thích. Sống chung với nhau, ông và các bạn bè đã trứ tác, làm đồ gốm và nấu ăn. Họ sống hạnh phúc bên nhau, ưu tiên ý nghĩa sống hơn của cải. Trong gia đình chung này, Epicurus và bạn bè của anh dành cả ngày tìm kiếm sự thanh tĩnh. Họ thiền định, dành thời gian ở một mình để suy gẫm và viết lách. Lối sống này cực kỳ thành công trong việc giúp họ tìm thấy sự thanh tâm.
Xem baiDa hetbinh luan