Tự hào và Khoe mẻ

Miêu tả

Chứng huênh hoang (tức thói khoe khoang) được miêu tả là cách thức rất đơn giản và rất mực phổ biến khi con người muốn tìm kiếm sự trọng phục nễ vì. Tất cả những gì kẻ huênh hoang làm là nói kể tràng giang để người khác biết rõ về những gì họ, hoặc con cái họ, đã làm và thành tựu, xuất phát từ lập luận rằng, nếu động thái khoe khoang này đạt được sự hiệu quả, người khác sẽ ngưỡng mộ họ nhiều hơn, do đó gia tăng được bề thế, địa vị của họ (theo họ cảm nhận).
Dưới đây là một liệt kê những "danh mục" mà những người ưa huênh hoang thường rao lên về mình, bao gồm:
- Những thứ đắt tiền và đáng khát thèm họ đã tậu, đã sắm, từ ngôi nhà đến chiếc máy ảnh.
- Những địa điểm tuyệt thú trên thế giới họ đã từng đến, dù là đi công tác hay đi nghỉ.
- Những người tai mắt họ thân biết và mối quan hệ của họ với những người đó.
- Những điều dũng cảm, phi thường hoặc tốt đẹp họ đã từng làm.
- Sự thành công của con cái họ ở trường và trong cuộc sống.
Thí dụ
- Tôi đã gặp tổng giám đốc công ty Hachsan tuần trước lúc mà ổng đến để đích thân cảm ơn tôi vì tất cả sự giúp đỡ mà tôi đã dành cho ông ấy.
- Nhìn thứ này xem. Tôi mua nó hôm nay đấy. Thật là tuyệt và đẵng cấp phải không!
Thảo luận
Chứng huênh hoang có thể là một hành động thao túng và độc bá, nhằm mục đích dìm hàng, để đưa người khác xuống thấp dưới mình hơn và giành sự ngưỡng mộ một cách không chính đáng. Bằng cách này, khoe khoang là một biến tướng của sự thể hiện quyền lực.
Một cộng đồng những kẻ huênh hoang, nơi mỗi người cố gắng hạ thấp mọi thành viên khác bằng những lời tuyên bố lớn giọng, làm nổi bật một mối nguy hiểm khác của sự khoe khoang. Khi đó sự thật ngày càng trở nên ít hơn khi những kẻ khoe khoang cảm thấy cần phải phóng đại ngày càng nhiều thêm để đạt được sự ngưỡng mộ mà họ tìm kiếm.
Kết cuộc là gì?
Hãy cẩn thận về sự khoe khoang vì nó có thể có tác dụng ngược, gây cho người khác cảm giác bực bội khó chịu và gây oán giận. Nếu bạn thấy cần ba hoa về mình, hãy theo dõi phản ứng của người khác cùng cách họ phản ứng trước lời nói của bạn, mà uyển chuyển, thay đổi lời lẽ cho phù hợp bối cảnh.
Một cách để làm nhẹ bớt sức phản cảm của sự khoe khoang là làm cho nó ngắn gọn, thêm một chút sự hài hước và vui nhộn, ví dụ như nói về những rắc rối bạn gặp phải trong chuyến đi nghỉ mát xa hoa vừa qua.
Lại có những tình huống đặc biệt khi đó người ta mong chờ nơi bạn một sự trình bày đầy tính tự hào, chẳng hạn trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng và trong vài bối cảnh xã hội khác.
Đâu là động lực?
Khoe khoang là cách che giấu sự thua kém, mặc cảm không bằng người, chỉ sợ người ta chê, coi thường mình, nên chủ động khoe khoang cho “ra vẻ ta đây”. Chàng trai nghèo, mặc cảm người ta khinh mình, nên cố khoe mình con nhà giàu, mặc hàng hiệu, chi tiêu thoải mái. Người dốt, sợ người ta nhận ra mình  dốt, nên khoe đọc sách này, tài liệu kia, thường xuyên nói đệm từ tiếng nước ngoài, khoe học trường này, trường kia, chê người này ngu, người khác dốt… Tóm tại, khoe khoang là “thùng rỗng kêu to”. Người thông minh, có tài, có thành tựu nổi tiếng, ai cũng biết, chẳng cần khoe khoang. Người “vô danh tiểu tốt”, chẳng ai biết anh ta là ai, nên phải “phùng má trợn mắt” lên khoe, để thiên hạ để ý, để “tự sướng” rằng “mình hơi bị giỏi đấy!. Thật ra, người hay khoe khoang kiểu này cũng rất khổ tâm!
Người ta cũng khoe khoang vì tưởng người khác thích thú với điều đó. Anh chàng khoe giàu có vì tưởng bạn gái, người yêu là kẻ hám tiền. Anh ta khoe giày hàng hiệu, điện thoại sịn, vì tưởng người yêu ngưỡng mộ những thứ đó. Anh ta nghĩ “cô này thích mình là vì mình có quan hệ rộng”, nên trước mặt người yêu, anh ta hay rút điện thoại ra gọi điện cho “ông bác” là chủ tịch thành phố, hay nói bóng gió rằng “chú anh dạo này bận, đi họp quốc hội suốt”.
Người ta cũng khoe khoang vì nghĩ người khác sợ điều đó. Khoe quen với “đầu gấu khét tiếng”, thường giao du với giang hồ cộm cán, khoe từng “đánh chết mấy người dám hỗn với mình” để rung dọa người khác, khiến người khác kiêng nể mình.

Tất nhiên, khoe khoang không quá xấu, nếu như nó có chừng, có mực và khéo léo, tế nhị. Còn một tấc đến trời, có một thì vống lên mười, có ít xít ra nhiều, thậm chí không có còn dựng lên cho thành có, đó không chỉ là khoe khoang nữa, mà đã nâng lên tầm “khoác lác”, hay “nổ”. Khoác lác hay nổ, khiến người khác khó chịu.


Xem baiDa hetbinh luan