Trúc Phương bi kịch nạn nhân của chính tài hoa mình

Nhiều người tìm hiểu dòng nhạc Trúc Phương đều thấy 1 sự chuyển hướng rõ rệt nét nhạc ông kể từ sau 2 bài đầu tay Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Rõ ràng khi này,cõi giới âm nhạc của ông là tình tự quê hương với nét nhạc nhí nhảnh,tươi sáng. Không ai biết biến động nào đã khiến biến mất những nét nhạc rộn ràng tươi vui ấy mà thay vào là những làn điệu tông thứ buồn thảm, chú trọng vào chia ly và tan tác, bạc bẽo tình đời.
Phải chăng vì mối duyên đầu ngang trái, bẽ bàng mà kể từ sau biến cố đó, hàng loạt ca khúc nói về đổ vỡ, chia ly ra đời làm cho hàng triệu trái tim thính giả thời bấy giờ cũng tan chảy theo? Theo lời kể lại, cơ sự là mối duyên không thành với 1 cô gái con nhà giàu, nhà ở Gia Ðịnh. Ông đến dạy nhạc cho cô này từ những ngày mới chân ướt chân ráo đặt chân lên chốn Sài Gòn phồn hoa đô hội. 
Khi biết con gái nặng lòng tình cảm với chàng nhạc sĩ trắng tay, cha mẹ cô gái đuổi thẳng ông ra khỏi nhà. Ðổ vỡ này không chỉ gây một tủi nhục bẽ bàng trong lòng Trúc Phương, mà còn đẩy ông tới chỗ không có nơi nương náu, trở thành kẻ lang bạt lê những bước chân vô định khắp phố phường Sài Gòn. Nhiều đêm lang thang ngoài phố, ông chắt máu tim viết lên 2 ca khúc đã mở cánh cửa huy hoàng cho tiếng hát Thanh Thúy là Nửa Ðêm Ngoài Phố và Buồn Trong Kỷ Niệm, đến độ có 1 thời gian hễ nhắc đến Thanh Thúy, người ta liên tưởng ngay 2 bài hát đó, và ngược lại. Trúc Phương cũng từ đó ngự trị trên đỉnh cao sự ngưỡng mộ, nhưng định mệnh không vì thế mà nương tay vùi dập thiên tài, vẫn gán cho ông bản án nạn nhân của chính tài hoa mình.


Năm 1970, Trúc Phương được 1 thiếu nữ con nhà cành vàng lá ngọc để mắt chọn, định sẽ cùng đi chung 1 hướng suốt đời nhau. Nhưng ngày vui ngắn chẳng đầy gang, nàng lại phụ phàng, khiến sau đó Trúc Phương buông thả đời trong bi phẫn và men rượu. Ðó là lúc ông chắt đau thương nhỏ vào ca khúc 2 Lối Mộng và Thói Đời.


Các bài hát của Nhạc sĩ Trúc Phương luôn chứa đựng một niềm luyến tiếc không nguôi về mối tình đầu khó phai mờ trong tâm trí, một HÌNH BÓNG CŨ luôn tìm đường trở về tim ông...

HÌNH BÓNG CŨ (Thanh Thúy)



điều này chính ông thú nhận trong tác phẩm Con Đường Mang Tên Em: "Trở lại chuyện hai chúng mình... khi em với anh vừa biết đam mê, tình yêu tràn trề..." Chuyện hai đứa" không thành vì nhiều lý do, trong đó lý do thơ ngây vụng dại và “tay trắng phận nghèo” được ông đề cập phổ biến, "Tình mình thuở tuổi đôi mươi mà ta chưa biết nên đành lỡ duyên đầu" (Chuyện Chúng Mình), và  vì "tay trắng tay" nên đành “giã mắt giai nhân cho đời” (Con đường mang tên em).


Nhạc Trúc Phương có phải là nhạc sến không?
Trước hết cần nắm rõ chữ Sến có nghĩa thế nào trong sáng tác âm nhạc? Một bài nhạc có ca từ bình dân, dễ dãi, hời hợt thiếu chiều sâu, hoặc một bài thơ có lời văn vẻ sáo rỗng, cải lương mới gọi là nhạc sến thơ sến. Nhiều người vẫn cho rằng nhạc Boléro thuộc phạm trù nhạc sến là một điều quá nhầm. Những sáng tác sến trước năm 75 người ta hay gọi là nhạc ba xu, thơ lá cải, thật ra nhằm ám chỉ những tác phẩm rẻ tiền, không có giá trị nghệ thuật mà thôi. Không ít người đã đánh đồng Trúc Phương với Vua Nhạc Sến Vinh Sử.Thử nghe, đọc lại và so sánh các bản nhạc của 2 nhạc sĩ này, chúng ta dễ nhận ra nghệ thuật tiết tấu giai điệu cùng cách dùng từ của họ không đồng điệu với nhau, dù cùng sáng tác bằng một điệu Boléro. Bài Con Đường Mang Tên Em của Trúc Phương sáng tác năm 1964 theo thể điệu Habanera không giống phần nhiều nhạc của ông làm theo điệu Boléro.
Điệp khúc một mở đầu cho câu chuyện tình của hai người khi còn tha thiết đón đưa nhau trên một con đường. Câu cuối của điệp khúc này là Đường mòn đêm vắng bước chân quen nhớ tên. Nhớ tên là nhớ tên ai? Nhớ tên gì? Tác giả không nêu lên rõ rệt. Có phải đây là cách sử dụng ca từ của Trúc Phương để cho người nghe và người đọc phải suy ngẫm và mỗi người tìm ra cho mình một cách hình dung phán đoán riêng.
Câu cuối của điệp khúc 2: giả mắt giai nhân. Có thể do người sắp bản in cho tờ nhạc là người Bắc nên đã sắp chữ trả thành chữ giả địa phương họ. Vì thế,khi hát bản nhạc này bạn nên mạnh dạn hát chử trả, vì giả mắt giai nhân có thể gây ngộ nhận. Ý Trúc Phương có lẽ muốn nói, vì đời xui ngăn cách nhau, thôi thì ta đành trả lại mắt giai nhân kia cho đời.
Lửa ngun ngút lúc gọi yêu về tim. Khúc này như một khổ thơ hay, như câu thơ của một thi sĩ khổ công lắm mới phát ra được thứ ánh sáng tình yêu cuồng nhiệt chất chứa đam mê như vậy. Nếu chú ý chúng ta dễ nhận 2 câu cuối của khúc này là 2 câu thơ lục bát:
Con đường tình sử còn đây, đèn khuya mắt đỏ còn đầy dấu chân. Một nhà thơ tài hoa lắm mới làm nổi hai câu tuyệt tác đến thế. Đèn khuya mắt đỏ thật sự là một hình ảnh ẩn dụ hoàn mỹ. Mắt đỏ đèn đường về khuya như mắt ai thao thức trông suốt theo con đường còn hằn đầy dấu xưa kỷ niệm – một nhạc sĩ sến không thề nào có đủ tư duy để cấu trúc được nghệ thuật tượng hình như vậy.
Nhạc Trúc Phương thấm đẫm tình đời, ông đã tạo ra cho mình một giai điệu và chất ca từ riêng. Mỗi giai điệu ca từ của ông như được chảy ra từ trái tim thấm thía nỗi cô đơn của một nghệ sĩ si tình và thất tình, trải qua nhiều mối tình thắm thiết yêu thương rồi tan vỡ trái ngang – đó cũng là chất liệu cho Trúc Phương sáng tác nhiều bài nhạc để đời đi vào lòng người bằng những khúc tình ca ray rức ưu tư thân phận con người. 
Tư liệu: Trúc Phương hoàng tử cơ hàn của những tình khúc đổ vỡ chia lìa


Tổng hợp các sáng tác Trúc Phương 
CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM (Thanh Thúy) 


"Con đường mang tên em" là nỗi mất mát không nguôi chứa đựng trong lời hát thật giản đơn. Con đường đó  tất nhiên không gắn bảng tên người yêu rành rành để mỗi lần ngang qua đấy lại thầm đọc lên cho thỏa thèm... thế nhưng vượt trên cả thực tế, con đường này ghi vào óc, vào tim, vang động vô ngần những lúc nửa đêm bước ngoài phố nghe ngun ngút lửa thương nhớ. Con đường bấy giờ nhìn đâu cũng toàn bước chân người yêu, chân đặt vào đâu cũng đặt vào trùng bước chân người yêu còn để lại trên đường, và mỗi dấu chân đều ghi tên của nàng mà lòng đọc hoài không chán. Hãy nghe Trúc Phương diễn tả điều này: "Đường mòn đêm vắng bước chân em nhớ tên"... và con đường vì thế mà "mang tên Em".
AI CHO TÔI TÌNH YÊU?
Trong nhiều tác phẩm của Trúc Phương, người nghe luôn thấy trở đi trở lại niềm day dứt khắc khoải về một tình yêu chưa thỏa nguyện, do hoàn cảnh đời tay trắng mà chàng trai không thể với hái “trái ngọt đầu mùa”… và từng đêm gối lẻ câu hỏi thổn thức cứ xoáy mãi trong lòng người trai trẻ “Ai sẽ cho tôi tình yêu?”


Kỷ niệm đầu đời đời nhiều rạo rực ấy đâu dễ quên.Cái thời "ngày anh 20 tuổi, em đôi tám trăng tròn" ta thường gặp nhau trên phố những buổi chiều hò hẹn, và bịn rịn quyến luyến khôn cùng khi đến lúc phải chia tay ra về, bồi hồi nhìn theo sau chiếc BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU cho đến mãi tận khi khuất hẵn phía cuối đường mới thôi...


Từ dạo đó, những chiều cuối tuần trở thành niềm hạnh phúc vô bờ của đôi mái đầu xanh, nhưng họ nào biết đâu nhiều điều trắc trở đang chờ đợi lứa đôi với những thử thách vô cùng tận... Nhưng thôi, hãy tạm gác chuyện đó lại để nghe hồn rạo rực trong những buổi CHIỀU CUỐI TUẦN đan tay nhau trong buổi hẹn hò...



Và rồi điều dự cảm với nhiều lo sợ về một phần số phải chịu tan tác lại xảy đến, cứ như một định mệnh oan khiên thắt chặt trái tim người tài hoa... Gặp gỡ để rồi đổ vỡ, đường tơ đứt ngang, "anh với em vui những ngày vui chưa hết"... Hối tiếc nhiều quá nên suốt đời Trúc Phương vẫn luôn để hồi ức “quay về thuở đôi ta gặp gỡ”, van xin người cũ “đường về tim anh chớ tìm”... Thực trang bây giờ ngổn ngang vết thương lòng ứa máu "Sau lưng vết tích chưa lành. Tình yêu trước mặt nên đành làm ngơ"... Nhạc phẩm TRƯỚC MẶT TÌNH YÊU (Thanh Thúy)

Nên từ đó đôi đàng đã rẽ “Hai lối mộng”, mỗi người đi mỗi đường riêng. Tất cả chỉ như giấc mộng đẹp ngời, đành thôi "mình chia tay đi nhé để chốn nao những chiều mưa gió lộng ta dừng vui bến mộng". Nói để gượng vui chứ bến mộng nào còn tìm lại bao giờ sau một lần trút cạn tâm thành trao hết cho ai kia... nên từng chiều tàn có một Trúc Phương ưu tư “từng bước trên phố nhỏ đau gót mềm, ngắm sao rụng giữa đường đêm”… Nhạc phẩm HAI LỐI MỘNG


Cố quên, thế nhưng lòng lại “bao năm qua rồi còn hối tiếc”, vì sau “một lần dang dở ấy, đêm lạnh vui với ai”. Trời đã sinh ra cho Trúc Phương cái số lận đận, trắc trở trong đường tình, cứ “đi thêm một bước lại nhớ thêm một bước... Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn”… Nhạc phẩm BUỒN TRONG KỶ NIỆM

CHUYỆN NGÀY XƯA (Thanh Thúy)

Đêm của Trúc Phương
Đêm của Trúc Phương là đêm của những lần trở giấc, những kỷ niệm tìm về trên con đường xưa "nghe buốt giá lúc nửa đêm nhớ đêm, lửa ngun ngút lúc gọi yêu về tim" (Con đường mang tên em)... Đêm của Trúc Phương là đêm thả hồn lang thang ngoài phố tìm mãi những dấu chân xưa nào đã biền biệt đâu mất. "Đường phố vắng hôm nao quen một người mà yêu thương trót trao nhau trọn lời"...
Những dang dở chất chồng mãi, tình yêu cứ như những đoàn tàu ghé rồi đi. Thế nên đâu chỉ một lần diễn ra một Đêm tâm sự của hai kẻ dở dang ôn lại kỷ niệm đầu... "Mang tâm sự từ thuở thiếu đôi tay mềm, biết nơi nao mà tìm"...
Thời vụng dại đã qua, hai kẻ lỡ mộng đời gặp lại nhau trong một đêm ngắn ngủi, cùng ôn kỷ niệm, "Tình mình từ thuở tuổi 20 mà ta chưa biết nên đành lỡ duyên đầu..." Và, em biết không, anh còn giữ đây nét bút học trò vụng dại em đã viết tặng anh trong lưu bút, và còn giữ nhiều nữa những kỷ niệm CHUYỆN CHÚNG MÌNH. Phương Hồng Quế trình bày sau đây:


Và đêm của Trúc Phương cũng là đêm trăn trở trên gác nhỏ xóm nghèo nghe mưa tí tách rơi đều trên mái tôn, lòng khắc khoải với dấu hỏi lớn không tìm lời giải đặng "Vì sao đời không trọn vòng tay của nhau?" Nhạc phẩm MƯA NỬA ĐÊM 


Chính những lỡ làng, vụng dại của buổi đầu ấy khiến đôi ta không trọn vòng tay nhau, nên mãi mãi từ ấy về sau trong tim Trúc Phương luôn dằn vặt về một HÌNH BÓNG CŨ khó phai...



Trúc Phương và Những Chuyến “Tàu Đêm”
Tàu đêm năm cũ bất hủ được viết vào đầu thập niên 1960, Trúc Phương tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.
Về hoàn cảnh sáng tác bài "Hai chuyến tàu đêm", cố nhạc sĩ Thanh Sơn từng kể lại rằng: “Mối tình không thành như loại hoa phù dung sớm nở tối tàn. Ngày đó, nhân chuyến đi Phan Thiết, mua vé ở ga xe lửa Sài Gòn, vô tình trên tàu, anh gặp cô Trần Thị Thắm, 22 tuổi. Chuyện trò qua lại, hai người hợp lòng nhau. Đến Phan Thiết, họ chia tay và hẹn 3 hôm sau ra ga trở lại Sài Gòn. Anh đến ga đợi mãi đến 9 giờ tối, Thắm không đến, bèn trở về một mình. Không thể nào quên mối tình ngắn ngủi, anh đã viết bài HAI CHUYẾN TÀU ĐÊM.”


Những bản nhạc cứ như rút tâm can của người nghe: Tàu đêm năm cũ, Mưa nửa đêm, Buồn trong kỷ niệm, Hai lối mộng… Người ta cho rằng những bài hát này ông viết khi ôm mối tình đơn phương, vô vọng với nữ danh ca Thanh Thúy.

Trúc Phương và Đường Thương Đau Kiếp Người
Khoảng năm 1970, Trúc Phương lập gia đình với một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, con nhà cao sang đài các. Hai người ban đầu tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất nghệ sĩ. Nhưng đau đớn thay, những tháng ngày hạnh phúc héo nhạt dần theo năm tháng. Họ lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn”... Trúc Phương vùi đầu vào men rượu tìm quên. Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ đường Tô Hiến Thành, quận 10 gần nhà ông. Đó chính là lúc ông đang cấu tứ cho bài hát “Thói Đời” với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Bài hát "Thói Ðời" gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung phận đời nghiệt ngã. Với riêng Trúc Phương “Thói Đời” lại là một lời tiên tri chính xác cho quãng đời còn lại trong 25 năm sau đó (1971-1995).


Một bài hát khác cũng thật “đắng cay” về nhân thế tình đời: NHỮNG LỜI NÀY CHO EM


Nét nhạc Trúc Phương rất dễ nhận ra ở cả giai điệu lẫn lời hát. Nếu giai điệu thường mang máng điệu hò miền nam (điển hình như bài "Kẻ ở miền xa") thì ca từ Trúc Phương thường mang đậm nét bi phẫn, giận đời (điển hình như bài "Thói Đời"). Trong bài hát sau đây bạn sẽ nhận ra những ý tưởng rất giống như gặp thấy trong bài "Thói đời": cuộc đời trắng tay, đời khinh bạc, hất hủi, bạn bè ngoảnh mặt và những đêm dài thức trắng đốt "cỏ ưu tư"...

 

Trúc Phương và Đời Trai Gió Sương
Trúc Phương cũng có nhiều nhạc phẩm lấy chủ đề thời tao loạn, chiến tranh. Hình ảnh người trai thời chiến trong nhạc Trúc Phương là một người trai dày dạn nắng sương gian khổ, ngày băng rừng, lội ruộng, đêm ngủ bụi ngủ bờ... Là hình ảnh người trai sông hồ phó mặc cho mạng số đầy bất trắc, nhưng giữa những lúc hành quân vẫn không thôi nhớ về người yêu... Những kỷ niệm vô cùng ngất ngây thời chưa vào lính, và nỗi sợ vu vơ trong lời căn dặn “Những ngày anh đi khỏi, xin em chớ đi lại vùng tình yêu lắm bẫy nhân gian...” Nhạc phẩm BÔNG CỎ MAY
BÔNG CỎ MAY (Thiên Trang)

ĐÊM TRÊN VÙNG ĐẤT LẠ

24 GIỜ PHÉP

KẺ Ở MIỀN XA

SAU NHỮNG LẦN GỐI MỎI (Thanh Thúy)



THƯ GỞI NGƯỜI MIỀN XA (Thanh Huyền) 
NGÕ Ý (Trúc Ly)

TRÊN 4 VÙNG CHIẾN THUẬT (Hoàng Oanh)

ĐỂ TRẢ LỜI 1 CÂU HỎI (Hoàng Oanh)


Xem baiDa hetbinh luan