Có những biến cố được xem
là khúc ngoặt trong đời người. Đấy có thể là một khởi điểm cho cuộc lột xác Lọ
Lem thành người quý hiển, vương giả… nhưng lại có những khởi điểm đầy hứa hẹn lại
là bước ngoặt tai họa cho đời người. Nhưng làm sao người ta có thể biết trước
điểm đến của sự dẫn lối để mà cứ đi thẳng và từ chối khúc ngoặt?
Giấc mơ chỉ chớm ghé với cô một lần rồi xa mãi. Cô ngỡ đã thành… nhưng không phải! có một thứ gì đó làm nên sự khác biệt giữa cô và nữ diễn viên trong vai Diễm, Diễm Xưa, tức Trương Ngọc Ánh. Có một cái gì đó đã rất gần, nhưng rất xa vô cùng. Thà là… vâng, thà rằng giấc mơ ấy đã không gọi đến cô bao giờ, để cho cô yên bình sống một đời vô danh ở Huế, bên dòng sông Hương êm đềm ngày nào, để cho cô sống trong cái mộng lành đời thường, đừng đánh thức nơi cô giấc mộng minh tinh đắm đuối để rồi…
Để rồi “Chiều này còn mưa sao em không lại?” Hoàng Hồng Nhị cô gái hát hay, hóa thân của Khánh Ly, chiều này còn mưa nhưng em đã trôi giạt về đâu trong dòng đời không ai còn biết, giữa đất Sài Thành đầy cạm bẫy này?
Tất cả bắt đầu từ một buổi
tuyển lựa vai nữ chính cho phim “Em còn nhớ hay em đã quên”… Như một cơ
duyên bất ngờ, nữ diễn viên Hoàng Hồng Nhị đến với phim “Em còn
nhớ hay em đã quên” như là một phát hiện giá trị của đạo
diễn Nguyễn Hữu Phần.
Đạo diễn Phần đã mất
bao công sức trong rất nhiều ngày rồi để tìm kiếm nhân vật nữ sẽ
đóng vai Khánh Ly, nhưng chưa thấy người ứng tuyển nào ông ưng ý,
dù đã gặp rất nhiều ứng viên thử vai rồi. Ông chia
sẻ: "Tôi muốn tìm một nữ diễn viên có mái tóc dài, khuôn mặt trái
xoan cho vai Khánh Ly, nhưng tìm mãi ngoài Bắc không thấy. Bạn bè lao vào tìm
giúp… Rồi một hôm, một anh bạn ở Huế gọi điện báo, đã tìm được cô người mẫu
Thanh Xuân trông xinh đẹp lắm, có thể vào vai Khánh Ly.
Nhưng… Thanh Xuân không
biết hát, không biết gì về nhạc Trịnh Công Sơn và diễn xuất giỏi nhất của
cô này chỉ có mỗi màn… khóc. Thế nên, ông nói với Thanh Xuân (người mà bạn ông đã lỡ ký
hợp đồng) rằng “Chú thương cháu, cháu cũng thương chú, ta nên dừng ở đây, cộng
tác với nhau, cả hai cùng thất bại." Sau khi Thanh Xuân thất bại, người
bạn này lại giới thiệu tiếp Hoàng Hồng Nhị cho ông.
Hồng Nhị vừa mới tốt
nghiệp trường nghệ thuật, bấy giờđang làm việc tại nhà
hàng Hương Giang. Ấn tượng đầu tiên khi gặp Hoàng Hồng Nhị đã khiến
Nguyễn Hữu Phần thất vọng. Ông kể, "Khi tôi đến nhà, Hoàng
Hồng Nhị nhìn rất… nhếch nhác, rách rưới, một nách 2 con nhỏ. Tôi hoàn toàn thất
vọng nhưng trước khi về, tôi vẫn nhắn, nếu có dịp mời qua đoàn làm phim
chơi". Nhớ lời hẹn của đạo diễn, Hoàng Hồng Nhị tìm đến
đoàn làm phim “Em còn nhớ hay em đã quên”. Khi cô đang ngồi
trò chuyện với đạo diễn, một anh quay phim đã kín đáo ghi
hình lại giao tiếp này giữa hai người.
Khi Hồng Nhị ra về,
Nguyễn Hữu Phần và tổ sản xuất xem lại đoạn video. Cả bọn đồng thốt
lên rằng: đấy chính là Khánh Ly! Khi bộ phim đóng máy, trong ngày
chia tay đoàn phim, Hoàng Hồng Nhị tâm sự với đạo diễn, “Những ngày
qua, cháu như đang sống trong mơ. Cháu được đóng phim, được hát. Cháu chưa bao
giờ được sống như thế. Cuộc sống của cháu ở Huế nghèo khổ, vất vả. Ngày mai trở
về Huế, cháu không biết mình có thể trở về với cuộc sống cũ được nữa hay
không".
Sau thành công của bộ
phim, Hoàng Hồng Nhị trở về lại Huế sinh sống. Tuy
nhiên, nỗi nhớ về nghề, nhớ những ngày đóng phim và sự
thôi thúc của giấc mơ nghệ thuật khiến Hồng Nhị không thể nào
còn tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống hôn
nhân . Cô chia tay chồng và quyết định vào Sài Gòn để tìm về
phía chân trời đang réo gọi lòng mình… mà không chút e dè rằng
cuộc sống nơi chốn phù phiếm hoa lệ này hoàn toàn khác
xa xứ Huế tĩnh lặng điềm yên của cô. Hành trình đi tìm
giấc mơ của Hồng Nhị vướng phải quá đỗi chông gai và nhiều cám
dỗ, cạm bẫy mà bản thân một cô gái chưa nếm nhiều mùi đời, gian
trải, không thể nào đối phó nổi. Hồng Nhị không hề biết được rằng
phía sau vai diễn Khánh Ly không có chân trời dành cho cô, cho những ước
mơ dang dở mà cô đang chờ đợi.
Cuộc sống tại thành
phố nhấp nhánh ánh hào quang khiến Hoàng Hồng Nhị chơi vơi và để
mình gục ngã lúc nào không hay. Trương Ngọc Ánh, nữ diễn
viên đóng trong cùng bộ phim cho biết cô chỉ gặp lại
Hoàng Hồng Nhị đúng 1 lần sau khi kết thúc phim. Biết được
cuộc hành trình đi tìm giấc mơ của người bạn diễn gặp nhiều trắc
trở và không thành, cô thấy vô cùng xót xa. Và từ ấy đến giờ, với
nhiều người, hồi ức còn lại về Hoàng Hồng Nhị chỉ là sự xót
xa, thương cảm cho phần số người phụ nữ Huế đa tài, đa cảm
nhưng ngờ nghệch, thơ ngây ấy...
Phụ lục: diễn xuất của Hoàng
Hồng Nhị qua các bài hát Diễm Xưa, Biển Nhớ
Tập 1 "Em còn nhớ hay đã quên"
Tập 2 "Em còn nhớ hay đã quên"
Phụ lục: diễn xuất của Hoàng Hồng Nhị qua các bài hát Trịnh công sơn khác
NHƯ CÁNH VẠC BAY
TÌNH NHỚ
EM CÒN NHỚ HAY ĐÃ QUÊN
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
MỘT CHÙM BÀI TCS
PHỤ LỤC: SỐ PHẬN DỊ THƯỜNG
CỦA 3 DIỄN VIÊN CHÍNH TRONG PHIM
Dù chỉ là sự tình cờ,
nhưng sự kết thúc nghề nghiệp của 3 diễn viên chính tham gia phim không khỏi để
lại cho giới hâm mộ nhiều câu hỏi bâng khuâng không có lời giải đáp.
Lê Công Tuấn Anh sinh
năm 1967 tại Sài Gòn, là gương mặt diễn viên sáng chói nhất của kỷ nguyên
“mì ăn liền” với nhiều vai diễn đọng lại ấn tượng trong lòng người xem, đặc biệt vai Quang
"Đông ki sốt" trong phim “Vị đắng tình yêu”, khi đấy đã tạo nên
một cơn sốt trong giới điện ảnh, và tạo nên tên tuổi lẫy lừng cho Lê
Công Tuấn Anh chỉ trong vòng một đêm.
Tuy nhiên bước thăng hoa
trong đời cho người diễn viên kịch nói đoàn Kim Cương này rẻ lối rời khỏi đoàn
để sang hẵn lĩnh vực diễn viên chuyên nghiệp, nào ai hay trước, lại mở ra khúc
rẽ đưa đến sự tận cùng hết sức bi kịch cho người trai trẻ. Nguyên nhân cái
chết của anh hiện vẫn chưa thống nhất, theo Vietnamnet anh đã "đột ngột ra
đi sau khi uống 37 viên thuốc ngủ", còn theo VnExpress: anh chết "sau
khi uống nhiều viên thuốc sốt rét trong tình trạng say khướt".
Ở tuổi 29 anh đã ra đi khi còn đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất. Anh mất đi đã để lại niềm nhớ tiếc trong lòng nhiều khán giả điện ảnh Việt Nam
Ở tuổi 29 anh đã ra đi khi còn đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất. Anh mất đi đã để lại niềm nhớ tiếc trong lòng nhiều khán giả điện ảnh Việt Nam
Nguyễn Huỳnh sinh năm 1966 tại Bến Tre, từng là
ngôi sao sáng giá bên cạnh các tên tuổi Lê Tuấn Anh, Diễm Hương, Việt
Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng... vào thời kỳ đầu loại
phim “mì ăn liền”. Khi thời kỳ này qua, Nguyễn Huỳnh vẫn bám trụ trong
hàng loạt phim truyền hình được khán giả rất yêu thích, đặc biệt gây ấn tượng
nhất là vai nhà văn Trường trong phim “Giã từ dĩ
vãng”. Nhưng chính bộ phim đưa tên tuổi anh vang xa này cũng đã tạo nên bước
rẽ ngoặt dị thường cho anh gần tương tự như Hoàng Hồng Nhị.
Trong lúc bộ phim này tham dự LHP ở Hà Nội anh được một số bạn bè
rủ đi chơi và do chủ quan đã dính vào ma túy. Sau đó về Sài Gòn, anh gặp chuyện
không vui với người yêu anh lại tìm đến ma túy để giải khuây, rồi sa vào
đường nghiện ngập. Năm 2000 đi cai nghiện và ở trại đến năm năm, nhưng khi về lại
tái nghiện chỉ 2 năm sau (2007) và 2 năm sau nữa (2009) thì qua đời sau
cơn tai biến mạch máu não tại bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu, hưởng dương 43 tuổi