Bài hát về thành phố Đà Lạt thơ mộng nổi tiếng nhất có lẽ là bài “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương. Đặt vào bối cảnh khoảng năm 1972, thành phố Đà Lạt buồn quả nhiên là không sai. Thành phố thời đó ít người, đúng thật là thành phố nghĩ dưỡng, thành phố tình tự sẽ là bối cảnh nhớ mãi cho một cuộc tình yêu lãng mạn sẽ ghi dấu mãi trong lòng người mãi về sau.
Đà Lạt có được tất cả những điều đó nhờ khí hậu lạnh mát gần như quanh năm, và chìm đắm trong một không gian huyền hoặc của núi đồi và ngàn thông. Do ở tính chất núi đồi nên những đôi lứa dạo chơi bên nhau sẽ cứ thường trèo dốc hay xuống dốc, và lối mòn thường len qua lại những tàng cây thông. Trải nghiệm đó đã được người nhạc sĩ tài hoa đúc kết trong câu hát thật hay, “Thành phố nào vừa đi đã mỏi, đường quanh co quyện gốc thông già”.
Bạn sẽ không cảm nhận đủ ý nghĩa câu hát nếu bạn xưa nay đi Đà Lạt chỉ như du khách, ở khách sạn và được đưa đi tham quan theo lịch trình cố định của tour vài ba ngày gì đó... Nếu là người đi du lịch tự do và ưa dạo thơ thẩn sâu vào những con hẽm, bạn nhất định sẽ rất thú vị với câu hát đó... Chắc chắn nhạc sĩ Lam Phương nói về sự mỏi mệt của việc đi bộ ở những nơi như bạn thấy trong hình...

THÀNH PHỐ BUỒN HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Bài hát “Thành Phố Buồn”dường như ghi dấu một cuộc tình riêng rất da diết giữa hai người trong khung cảnh núi đồi, họ thường dìu nhau cách tình tứ và buông thả cảm xúc mình đến tận đỉnh. Cái riêng rẽ thầm kín giữa họ được bộc bạch qua câu hát đầu bài, "Thành phố nào nhớ không em – nơi chúng mình tìm phút êm đềm". 

Hoặc cũng có thể nói, họ “trốn chạy thực tế”, lên Đà Lạt để hưởng thụ thứ quả cấm ngon ngọt, dẫu biết rằng “tội lỗi” và không đi đến đâu. Những lời thủ thỉ bên nhau, thề non hẹn biển kia sẽ chỉ là những lời sáo rỗng, vô nghĩa… Vì nói cho cùng, cuộc tình nào cũng phải đến bến chứ không thể để lửng lơ mãi như làn sương buổi sáng quyện quanh những gốc thông già Đà Lạt.
Họ yêu nhau nồng nàn, thắm thiết nhưng vì sao tình ấy không đến bến bờ được? Họ có dối lừa nhau không? Không, họ đều rõ sự trạng nhau, nhưng có một chút dối lừa. 

CHỐN PHONG BA hay... TRỐN PHONG BA
Theo vài nguồn online, nhạc sĩ Lam Phương thật sự ghi là TRỐN. Điều thú vị là khi ca hát phần đông người ca thường xướng âm gần như không phân biệt giữa TRỐN và CHỐN. Điều này tạo nên một kiểu lệch nội dung ngược hẵn với nỗi lòng giải bày của nhạc sĩ: cô gái đi lấy chồng và sa chân vào CHỐN PHONG BA nên nhạc sĩ buồn đau cho số phận cô ấy.
Thế nhưng sự thật chính nhạc sĩ mới là "vùng phong ba" lôi cuốn cô gái ấy vào khó gỡ khi lưới tình đã nhằng nhịt, những lần hẹn hò vi vút trên phố núi mộng mơ, sáng tinh sương đi nhà thờ cầu nguyện cho 2 đứa mãi bên nhau. Nhưng mãi bên nhau sao được khi ngay bên cạnh Lam Phương đã có 1 bà nội tướng thù lù. Nếu cô nàng cứ nhắm mắt quyết giật (nhỡ không thành công), hay quý bà phu nhân mà phát hiện thì có mà... ốm đòn. PHONG BA chính là đây chứ đâu... Nên cô gái sau khi suy nghĩ chín đã đưa ra câu trả lời cuối cùng: né đạn, "trốn" phong ba...
Bài hát Thành Phố Buồn được Lam Phương sáng tác khoảng đầu thập niên 1970 khi đang trải qua mối tình với một nữ ca sĩ trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Biệt Đoàn thường có lịch đi biểu diễn tiền đồn, và trong những chuyến lưu diễn ấy, tình cảm đã nảy nở giữa cô và người trưởng ban nhạc Lam Phương. Có một lần, Biệt Đoàn ra Côn Đảo trình diễn cho các đơn vị quân đội trú đóng ngoài ấy.Vào đêm diễn cuối cùng mọi người mở buổi liên hoan để tiễn chân các cô ca sĩ sáng mai trở lại Sài gòn, còn Lam Phương phải ở lại về sau. Sự kiện “chia tay người tình” thôi thúc cảm hứng sáng tác dâng trào, ông viết ngay bài Phút Cuối tạm biệt nàng ca sĩ rất cảm động.

Ca khúc 'Phút Cuối' (Thanh Tuyền)


Nhiều người hát không hiểu nội tình, kể cả ca sĩ, đã hát ngon lành rằng “Rồi từ đó CHỐN PHONG BA em làm dâu nhà người”, hát như vậy hàm ý sẽ ra thành cô gái sắp bước vào 1 gia đình chồng cay nghiệt, và làm nên chốn phong ba cho cả quãng đời tiếp theo của cô. Thật tai hại vì hát thế là vu oan người vô tội rồi! Chính xác thì việc cô ca sĩ đi lấy chồng mới thực sự là chủ động đặt dấu chấm hết cho phong ba đời cô (là đi yêu kẻ có vợ), cô đã chạy TRỐN PHONG BA. Cô là ca sĩ Hạnh Dung, phục vụ cùng trong Biệt đoàn Văn nghệ Quân đội với Lam Phương.
Là 1 ca sĩ vô danh nhưng Hạnh Dung có mặt ít nhất trong 3 bài hát của Lam Phương là Thành Phố Buồn, Tình Như Mây Khói và Giọt Lệ Sầu. Bấy nhiêu cũng đủ cho bạn biết cuộc tình của ông với Hạnh Dung rất đậm đà, dù ngoài luồng, và đã có lúc 2 người thề nguyền trọn đời bên nhau trước mặt Chúa trong nhà thờ, “Chúa thương tình sẽ cho mình mãi mãi gần nhau…” 
Nhưng thề nguyền này nếu đi đến vẹn thành, có nghĩa là Lam Phương sẽ song hôn (với Hạnh Dung làm vợ lẽ), hoặc chịu chơi nữa là ly dị vợ nhà Túy Hồng. Lam Phương muốn song hôn, nhưng như vậy là sẽ hứa hẹn phong ba bão nỗi không biết đâu mà lường. Trước sự do dự của Lam Phương , Hạnh Dung nhất quyết chia tay cuộc tình vụng trộm tội lỗi, dù nàng rất yêu Lam Phương , nhưng không muốn để tiếng đời phá gia cang, hay giật chồng người. Thế là chia tay… 
Rồi 1 chuyến công tác Lam Phương lên Đà Lạt không với Hạnh Dung đã theo chồng nghỉ hát. Ngồi trên gác phòng trọ nhìn xuống con đường quanh co vắng người len giữa những hàng thông, bồi hồi tưởng nhớ những lúc tay đan tay cùng người yêu, cảm xúc ông tuôn trào lai láng viết 1 mạch hết cả bài hát để đời này.  
Bài hát có một phần đặc tả về "Thành phố buồn" rất đỗi thân thuộc với những ai đã từng rong chơi phiêu lưu biển ái thuyền tình nơi đây. Địa hình đồi dốc lên xuống được cảm nhận ngay qua câu hát "Thành phố nào vừa đi đã mỏi" và dáng vẻ xanh um rừng thông cùng những con đường thơ mộng nơi câu hát "Đường quanh co quyện gốc thông già". Đặc biệt những ai đã từng thả bộ quanh Đà Lạt trong những buổi sáng sớm lạnh quắt người: đúng là trước mắt họ "Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa, người lưa thưa chìm dưới sương mờ"...

Ca khúc 'Thành Phố Buồn' (Sơn Tuyền) 


Ca khúc 'Thành Phố Buồn' (Chế Linh)



PHỤ LỤC: THÀNH PHỐ CỦA CÁC LOÀI HOA
Nằm tận trên độ cao 1.500m so với mặt nước biển, Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, toát lên một vẻ quyến rũ nên thơ và lãng mạn rất riêng. Đà Lạt có khí hậu vô cùng mát mẻ, quanh năm nhiệt độ trung bình chỉ 18 độ C. Thành phố này cũng nổi tiếng với những cảnh hồ, thác nước, rừng thông, nông trang rau và muôn loài hoa đẹp như hoa đỗ quyên, hoa anh đào, mimosa, hoa tú cầu, hoa hồng, cúc, thược dược… Đà Lạt mang đến sự kết hợp hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử.
Thành phố nhiều danh hiệu
Có rất nhiều tên mà mọi người đã dùng để đặt cho Đà Lạt, như Thành phố ngàn hoa, Thành phố tình yêu, Thành phố buồn, Thành phố mộng mơ, Xứ Hoa đàoThiên nhiên và người dân Đà Lạt đã đi vào thơ ca, tranh ảnh, nghệ thuật và đi vào trái tim khách nhàn du. Nhưng dẫu bạn đọc bao nhiêu bài miêu tả, chỉ khi nào tự mình đặt chân đến vùng đất này, bạn mới có thứ cảm giác riêng cho mình về thành phố này.
Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng là Thành phố của hoa và của tuần trăng mật lứa đôi. Những khách du lần đầu đặt chân đến Đà Lạt ngay lập tức bị cuốn hút bởi những căn biệt thự xinh xắn kiểu Pháp ở trong vùng, trong khi họ khoan khoái hít thở không khí trong lành, phát hiện những thác nước đẹp vô ngần và những hồ nước cực mỹ miều. Tất cả cảnh sắc tươi đẹp nằm gọn trong một thung lũng xanh tươi và đẹp diễm ảo.
Chốn tham quan cực tuyệt của Đà Lạt là rừng thông với những con đường ngoằn ngoèo, hai bên thắm sắc của những hoa vạn thọ, hay anh đào vào mùa đông, chính điểm này đem lại cho Thành phố biệt danh Thành phố ngàn thông. Ở đây thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, trái ngược hẵn khí hậu nhiệt đới Việt Nam phổ biến ở những nơi khác. Sương mù bàng bạc chăng kín khắp các thung lũng gần như 12 tháng một năm đã đưa đến tên gọi Thành phố xuân bất tận. Mùa xuân là mùa vĩnh cửu và duy nhất ở Đà Lạt.
Cam Ly vô tư lên tiếng ca muôn lời
Tài nguyên du lịch phong phú
Ngành du lịch độc đáo của tỉnh Lâm Đồng được vận hành từ việc kết hợp các yếu tố địa hình, khí hậu và thủy văn. Cùng với những cánh rừng rừng và hệ động thực vật khu vực, Lâm Đồng hiển thị phong cảnh đặc biệt với nhiều hồ nước, thác, đồi và rừng thông đẹp như tranh vẽ. Một số danh lam thắng cảnh thiên nhiên bao gồm hồ Xuân Hương, hồ Dan Kia - Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Sighs, thung lũng tình yêu, hồ Da Nhim, thác Camly, thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Dambri, Bobla Thác, thác Liliang, thác Voi (voi), thác Ponguar, đồi Golf, núi Lang Bian, v.v.
Các địa điểm lịch sử và văn hóa đáng tham thú bao gồm một số cung điện kiểu Pháp, chùa Linh Sơn, chùa Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Đà Lạt, khu khảo cổ Cát Tiên.
Khí hậu mát mẻ quanh năm. Đà Lạt lãng mạn và thơ mộng nhờ vào cái lạnh ban đêm, sương mù khi sáng sớm và những cánh rừng thông bao quanh thành phố. Rừng thông này giúp Đà Lạt mát mẻ hơn.
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng Vào mùa hè, trời thường mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Đà Lạt không bao giờ có bão, mà chỉ có gió lớn do bão từ biển.
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông, Đà Lạt có nhiều đặc điểm của vùng ôn đới. Nhiệt độ trung bình là 18-21 ° C, nhiệt độ cao nhất không bao giờ vượt quá 30 ° C và thấp nhất là không dưới 5 ° C.
Thành phố khẳng định BA KHÔNG
Đà Lạt cũng là một thành phố BA KHÔNG thú vị mà không phải khách du lịch nào cũng biết. Đấy không phải là một chiến dịch nào được phát động cả, chỉ ba thứ mà Da Lat không có.
Thành phố không đèn giao thông
Trước hết, ở Đà Lạt không có đèn giao thông. Đi dạo quanh thành phố Đà Lạt, bạn không thể tìm thấy bất kỳ đèn giao thông nào. Hiện tượng này đối với người dân Đà Lạt chỉ có vẻ hiển nhiên, nhưng không nhiều du khách biết được điều ấy. Vì thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có nhiều đồi và dốc. Do đó, những nơi khúc khuỷu này không lắp đặt các đèn giao thông.
N
gười dân xây dựng nhiều bùng binh nơi các ngã ba, ngã tư đường. Đà Lạt không có lượng xe cộ giao thông quá tấp nập, vì vậy các con đường rất rộng thoáng, người dân cũng chấp hành phép giao thông rất tốt.
Thành phố không có xe kéo
Thứ hai là Đà Lạt chưa có xe kéo. Do địa hình dốc, việc đạp một chiếc xe lôi-xe kéo là một điều khó khăn ở thành phố này.
Thành phố không có máy điều hòa
Sau hết, Đà Lạt không có điều hòa. Thành phố Đà Lạt có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển, với khí hậu miền núi cao và nhiệt độ trung bình từ 18-21 độ C. Vì khí hậu lạnh như vậy nên hầu như tất cả người dân, hộ gia đình hay khách sạn đều không sử dụng điều hòa.


PHỤ LỤC: NHỮNG BÀI HÁT VỀ ĐÀ LẠT
HOÀI THU (Văn Trí)
Có một thời, Đà Lạt rất nguyên sơ đầy ắp thiên nhiên. Một chốn rừng dày người thưa như thể chốn non bồng để người đời lánh xa trần tục bụi bặm, lên đó hít thở không khí trong lành hoặc thêm hương vị lãng mạn cho cuộc tình họ đang trải qua bên nhau. Nói chung người xưa có diễm phúc sỡ hữu một kho báu tài nguyên thiên nhiên vô củng ngoạn thú mà theo thời gian ngày càng mai một, mất dần trước làn sóng sinh sôi nảy nở của con người và tốc độ đô thị hóa khốc liệt. Đà Lạt bây giờ nóng và người đông chứ không còn như cái thuở ngây ngất nào làm người du khách dù đi lần thứ hai rồi, nhưng vẫn “thấy lòng lâng lâng khi nhịp bước nhẹ đôi chân trên vùng vắng lạnh bâng khuâng”…


Cùng một cảm nhận ngẩn ngơ trước vẻ đẹp nguyên sơ mỹ miều được nhạc sĩ Thanh Sơn diễn tả dưới góc độ một du khách viếng Đà Lạt khi chưa có mảnh tình vắt vai. Đi bên những lứa đôi nhân tình từng cặp, tâm hồn đơn lẻ này đã say đắm vì vẻ đẹp ngoài trí tưởng của Đà Lạt, quên chuyện lòng riêng với tơ vò trăm mối, và đã tìm thấy được niềm nguôi ngoai bằng cách chọn Đà Lạt làm nhân tình trong chuyến đi "solo" này...
NHỮNG NGÀY TRÊN  ĐÀ LẠT (Thanh Sơn)


Nhạc sĩ Hoàng Nguyên thì trình bày một Đà Lạt ủ dột vừa ngoài cảnh thiên nhiên thời tiết đặc trưng của xứ sở "sương mù nhiều vảy trên làn tóc rối", với nỗi niềm của một kẻ "khóc mướn thương vay" (ám chỉ nghề nhạc sĩ) nhiều phong trần và đời vẫn trắng tay...
ĐÀ LẠT MƯA BAY (Hoàng Oanh)


Hoàng Nguyên ngoài ra còn có một bài hát tươi vui hơn về Đà Lạt, trong đó ông miêu tả những "đặc sản thổ nhưỡng" nơi này đã cuốn hút ông với tư cách riêng, và nhắn gởi đến những ai đang lên kế hoạch du lịch với tư cách một du khách bằng lời khuyên AI LÊN XỨ HOA ĐÀO (Hà Thanh)

Trong tất cả những bài hát về Đà Lạt, có lẽ đôi nhạc sĩ Minh Kỳ-Dạ Cầm là đưa ra được một bức tranh miêu tả toàn bích, đầy đủ nhất về cảnh sắc say lòng của Đà Lạt đã gieo những cung bậc cảm xúc lai láng trong lòng khách nhàn du như thế nào...
THƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT LẠNH (Thiên Trang)

Và cũng bộ đôi Minh Kỳ-Dạ Cầm này, quá mê mẩn Đà Lạt, phải cần thêm một bài hát khác để diễn tả hết sự say đắm về Đà Lạt của hai ông, trong bối cảnh Đà Lạt về chiều muộn, từng cặp tình nhân dìu nhau đi trong cái giá lạnh bên ngoài nhưng khoan khoái nồng nàn bên trong trên những hè phố vắng người...
ĐÀ LẠT HOÀNG HÔN (Thái Châu)