Vào một ngày đầu thập niên 1980, nữ ca sĩ
Trúc Mai lang thang trên vùng biển San
Francisco. Hôm ấy nước lớn nên các tàu cá của làng chài Việt Nam chỉ nằm nghỉ
trên sóng, không ra xa bờ được. Có một giọng hát nghêu ngao vọng vào tai nữ ca
sĩ, xuất phát từ một trong các tàu cá đang neo đậu. Bị cuốn hút bởi giọng hát một
cách khó cưỡng, nữ ca sĩ lần dò đến tận nơi giọng hát đã phát xuất ra, và đó là
lần đầu tiên cô gặp và quen biết với thuyền viên Nguyễn Văn Tài.
Nguyễn Văn Tài cũng chính là tên thật của Tuấn Vũ. Anh sinh ngày 16 tháng 12 năm 1959 tại huyện Đức Linh — Bình Thuận. Nguyên quán (quê cha anh) tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Hồi nhỏ, Tuấn Vũ không được theo học bất kì một trường lớp thanh nhạc nào. Anh cùng gia đình sống ở một xóm nghèo. Do có chất giọng khá ấm và ngọt ngào nên anh vào đội hát thánh ca của nhà thờ. Năm 15 tuổi, Tuấn Vũ “mạnh dạn” xin được lên hát trên sân khấu khi đoàn hát Mỹ Dung đến Bình Thuận lưu diễn. Trong những bước đầu chập chững trên con đường nghệ thuật, Tuấn Vũ hát bài “Đom Đóm” được bà con trong thôn ngợi khen rất nhiều. Anh còn đạt được giải thưởng ca sĩ của tỉnh Bình Thuận, nghệ danh thời đó của anh là Huy Vũ.
Nguyễn Văn Tài cũng chính là tên thật của Tuấn Vũ. Anh sinh ngày 16 tháng 12 năm 1959 tại huyện Đức Linh — Bình Thuận. Nguyên quán (quê cha anh) tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Hồi nhỏ, Tuấn Vũ không được theo học bất kì một trường lớp thanh nhạc nào. Anh cùng gia đình sống ở một xóm nghèo. Do có chất giọng khá ấm và ngọt ngào nên anh vào đội hát thánh ca của nhà thờ. Năm 15 tuổi, Tuấn Vũ “mạnh dạn” xin được lên hát trên sân khấu khi đoàn hát Mỹ Dung đến Bình Thuận lưu diễn. Trong những bước đầu chập chững trên con đường nghệ thuật, Tuấn Vũ hát bài “Đom Đóm” được bà con trong thôn ngợi khen rất nhiều. Anh còn đạt được giải thưởng ca sĩ của tỉnh Bình Thuận, nghệ danh thời đó của anh là Huy Vũ.
Năm 1979 Tuấn Vũ được gia đình lo mua
bãi, và vượt biên trót lọt sang Mỹ từ định cư ở San Francisco. Qua đó, anh phải
làm nghề đánh cá để kiếm sống, cuộc sống rất khổ cực. Nhưng Tuấn Vũ đặc biệt có
giọng hát hay, yêu nhạc trữ tình, tính cách cũng rất lãng mạn, phiêu du, anh có
thể hát khi đang làm bất cứ điều gì và bất kỳ ở đâu —khi đang đi đánh cá ngoài
khơi, hoặc khi ở nhà một mình hay
khi dạo trên bãi biển những hôm nước lớn không ra
khơi được.
Tuấn Vũ tiết lộ thần tượng ca nhạc của anh lúc đó là nữ ca sỹ Giao Linh và ca sỹ — nhạc sỹ Nhật Trường. Cũng vì đam mê ca hát nhưng không có điều kiện theo học nhạc nên anh tự học, tự tập luyến láy, tự tập gõ nhịp và điều đáng nói nhất về giọng ca của anh là do thiên bẩm.
Tuấn Vũ tiết lộ thần tượng ca nhạc của anh lúc đó là nữ ca sỹ Giao Linh và ca sỹ — nhạc sỹ Nhật Trường. Cũng vì đam mê ca hát nhưng không có điều kiện theo học nhạc nên anh tự học, tự tập luyến láy, tự tập gõ nhịp và điều đáng nói nhất về giọng ca của anh là do thiên bẩm.
Trở lại với duyên phận đưa anh vào nghề ca sĩ. Nghe anh hát
hay quá, nữ ca sỹ Trúc Mai hỏi anh
có muốn hát trên sân khấu hay không? Tất nhiên Tuấn Vũ đã chớp lấy cơ hội và từ đó anh được Trúc Mai cùng nhiều người khác dìu dắt
thêm trên con đường âm nhạc như ca sỹ Giao Linh, Nhật Trường, Phượng Mai… Nghệ
danh Tuấn Vũ chính là tên ghép của 2 người
cháu của anh (Tuấn và Vũ). Tuy hát rất nhiều nhưng mãi đến
năm 1985 anh mới thu đĩa CD đầu tiên của mình, đó là CD “Đôi Mắt Người Xưa” ca
cùng với “Nữ Hoàng Sầu Muộn” đồng thời là thần tượng của anh là ca sỹ Giao Linh. CD riêng của Tuấn Vũ
chính là CD “Gửi Về Em” do trung tâm Thanh Lan thực hiện. Những CD của anh được
khán giả đón nhận vì chất kỹ thuật và rất truyền cảm. Bài hát đã đưa anh đến
với khán giả chính là bài “Phượng Buồn”.
Anh chinh phục được khán thính giả mọi
nơi, trong và ngoài nước. Ngày anh còn hát độc
quyền cho “Thúy Nga” là những ngày tháng cho ra đời rất nhiều tác phẩm tuyệt vời
như: Cô Bé Ngày Xưa, Bài Tình Ca
Cho Em, Về Dưới Mái Nhà… Nhưng do “Thúy Nga” có
chính sách “độc quyền”, không cho các ca sỹ của mình hát cho các trung tâm
khác nên thật đáng tiếc là thời kỳ ấy Tuấn Vũ không ra được nhiều CD. Đây có lẽ
là một trong những điều thiệt thòi nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của anh.
Khi bước chân đến Mỹ, Tuấn Vũ kiếm sống rất nhọc nhằn,
anh từng làm đủ thứ nghề. Đã có lúc Tuấn Vũ mưu sinh như một cửu vạn, làm hộ lý dọn dẹp
trong bệnh viện. Có lúc anh vừa đi làm, vừa đi học thêm trên đất người, làm đủ
thứ từ: Thợ hàn, tiện, điện lạnh, tráng men. Say những bài hát và phát hiện
phòng trà, quán cà phê đêm ở San Jose có sân khấu nhỏ cho nhiều ca sỹ, anh tìm
đến, rồi cùng vài người đồng hương
hát cho nhau nghe. Được ca sỹ Trúc Mai phát hiện, tên Tuấn Vũ có từ đó trong một
album thu chung với nữ danh ca này. Ngày ấy, được đón tiếp nồng nhiệt, bầu trời
âm nhạc hải ngoại bắt đầu tỏa sáng thêm một ngôi sao trẻ. Album riêng của anh,
“Gửi Về Em” được phát hành đến từng góc phố Cali và nước Mỹ, sang Âu châu, về
Việt Nam… Quãng năm 1985–1989, một thời đỉnh cao, Tuấn Vũ đã có thể kiếm
được cả nghìn đô la cho mỗi bài thu âm. Vài chục bài một tháng, anh kiếm tiền
nhiều như lá. Các trung tâm lớn, trong đó có
Thúy Nga, mời mọc anh với cái giá sô của một ông hoàng âm nhạc.
Social Plugin