Tiếng hát Phượng Hoàng

Những năm thập kỷ 80, khi đó cuộc sống còn khá đơn sơ và giản dị. Không muốn giản dị cũng không được vì thiếu thốn mọi bề là tình hình chung của 1 nước sau chiến tranh, và lại còn bị cấm vận, thông thương rất hạn chế với thế giới.
Thế giới giải trí của con người thời ấy cũng thật bình dị, tối giản. Người lao động suốt cả tuần thì tối thứ 7, chủ nhật trèo lên cyclo đèo 3-4 ra các rạp Hưng Đạo, Đại Đồng, Quốc Thanh xem cải lương, thế là đã thỏa nguyện. Thời này 1 chiếc máy cassette rất đắt tiền, cả 2-3 chỉ vàng nên người ghiền nghe nhạc giải quyết nhu cầu bằng cách ra quán café đầu phố nghe máy của chủ quán. Các quán cóc này bấy giờ thường mở (lén) nhạc trước 75 của Chế Linh, Phương Dung… cho khán giả nghe.
Tiếp đó dòng nhạc thu mới từ hải ngoại trôi về làm hứng thú đôi tai khán giả trong nước vô cùng. Đặc biệt, một bản nhạc và giọng hát làm mưa làm gió “độc cô cầu bại” suốt cả 1 khoảng thời gian dài… đi đến đâu, người ta cũng mở và yêu cầu nghe “Đời tôi cô đơn” của Tuấn Vũ.
Dưới đây là 1 tổng kết sơ nét về sự nghiệp ca hát của Tuấn Vũ kèm theo 1 bộ sưu tập những bài hát hay nhất của Tuấn Vũ, tiêu biểu nhất về giọng hát của anh, xin gởi tặng tất cả bạn yêu thích tiếng hát Phượng Hoàng. 














Trong những ngày ấy, tiếng hát Phượng Hoàng cất lên như 1 giải bày cho niềm đau đớn của tâm trạng bất lực, không thể lo toan vun vén cho tình yêu nhỏ, đành ngậm ngùi buông rời nhau trong luyến tiếc. Tiếng hát vang lên như 1 lời xoa dịu nỗi niềm,hay hơn thế, như 1 lời trải lòng nhắn gởi đến người thắm thiết chớ phụ phàng vì hoàn cảnh khó khăn… “Hôm nay anh còn bàn tay, anh còn đôi vai, anh còn tình thương…”
Tuấn Vũ sở hữu giọng hát rất đặc biệt, nghe chân thành, tha thiết như từ cõi lòng vang lên, nhưng lại nhẹ nhàng lan tỏa và dìu dặt, nghe nhẫn nhịn, bao dung mà không thán oán. Đó chính là ma lực bí mật khiến giọng hát từng làm mưa làm gió trong thập kỷ 80.

ĐÔI DÒNG TRÍCH NGANG VỀ THÂN THẾ













Khi vừa bước chân đến Mỹ, Tuấn Vũ đã phải làm nghề đánh cá rất cực nhọc. Đã có lúc Tuấn Vũ mưu sinh bằng đủ thứ nghề từ cửu vạn (người thồ hàng), đến làm nhân viên dọn dẹp trong bệnh viện. Nơi xứ người, có lúc anh vừa đi làm vừa đi học thêm. Thời gian này, để có thêm chi phí trang trải cuộc sống anh làm đủ thứ nghề từ Thợ hàn, thợ tiện, sửa điện lạnh, đến tráng men. Dẫu cực khổ thế nào, anh vẫn say mê ngâm nga những bài hát lúc rổi rảnh.
Khi phát hiện ra tại một salon cà phê ở San Jose hàng đêm có sân khấu nhỏ để cho người có máu văn nghệ lên “hát cho nhau” nghe, anh tìm đến làm quen một số đồng hương ở đấy để giao lưu, sinh hoạt thỏa cơn ghiền hát. Tại đây, thời cơ đã mở vận cho anh khi vào một tối nọ, ca sỹ Trúc Mai đến uống cà phê và phát hiện ra anh. Chỉ 1 thời gian ngắn sau, tên Tuấn Vũ đã chễm chệ được liệt kê đứng chung với nữ danh ca này trong một album 2 giọng hát “Trúc Mai-Tuấn Vũ”. Album vừa ra mắt đã được kiều bào đón tiếp nồng nhiệt. Bầu trời âm nhạc hải ngoại bắt đầu tỏa sáng thêm một vì sao trẻ mới lạ. 
BÀI: Ngày sau sẽ ra sao  



Sau thành công trong Album hát chung với Trúc Mai, Tuấn Vũ phát hành album riêng của anh, "Gửi Về Em" và được phát hành đến từng góc phố Cali, cả nước Mỹ, sang Âu châu, về Việt Nam... Trong thời đỉnh cao từ năm 1985-1989, Tuấn Vũ kiếm được cả nghìn đô la cho mỗi bài thu âm. Một tháng vài chục bài, anh kiếm tiền nhiều như hốt lá tre. Các trung tâm lớn, trong đó có Thúy Nga, trải thảm đỏ mời mọc anh với giá cát xê của một ông hoàng âm nhạc.
Khi lên đến đỉnh trời, hàng loạt những ca sỹ như Giao Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền, Chế Linh... bắt đầu chiếu cố đến Tuấn Vũ, và mời anh hợp tác để cùng ra album chung. Tuấn Vũ đổi đời và mua nhà ở Cali với cái giá "nửa triệu đô" thời đó.
Tính đến nay Tuấn Vũ đã thu âm trên 1.400 bài hát thuộc nhiều thể loại. Khá nhiều ca khúc làm nên tên tuổi của anh nhưng trong đó nổi tiếng nhất là bài Người yêu cô đơn của nhạc sĩ Đài Phương Trang. Ngoài ra còn chuỗi CD Liên khúc được Tuấn Vũ trình bày cũng được nhiều người biết đến.
Còn về biệt danh "Phượng Hoàng" từ đâu mà có, theo Wikipedia thì, Nhà thơ Nguyên Sa đã tặng cho Tuấn Vũ danh hiệu "Con Chim Phượng Hoàng" đã một thời tung hoành trên một độ cao chót vót. Nhưng theo ông thì bây giờ con chim phượng hoàng đã gãy cánh. "Con chim nhỏ gãy cánh còn có thể gượng dậỵ Con chim cánh lớn, dăng ra mỗi chiều gần hai thước, khó gượng dậỵ Tôi nhìn thấy Phượng Hoàng mất dần độ caọ Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng mắc kẹt. Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng nhìn tôi nước mắt lưng tròng, không muốn làm tôi nhọc lòng, lặng lẽ bỏ đi". Tuy nhiên ông tin tưởng "Tôi biết bầu trời đó của nó. Tôi biết, con chim lạ, con chim biết tự mình tổ chức cho mình một cách tuyệt đối chính xác những lần cất cánh, mỗi lúc một cao, con chim kỳ lạ, nó sẽ trở lại". Và con chim Phượng Hoàng đã bay trở lại với vòm trời âm nhạc vào khoảng cuối năm vừa qua trong một số băng nhạc và video của các trung tâm Thanh Hằng, Giáng Ngọc, Làng Văn...
BÀI: Chuyến đi về sáng 


BÀI: Lòi tình viết vội


Một trong những bài hát mà Tuấn Vũ đã đưa lên tầm cao mới, và giới mộ điệu sau này khi nghe đến tựa bài hát đều liên tưởng ngay đến Tuấn Vũ, chính là bài hát “Phượng Buồn” diễn tả một nỗi buồn nhẹ nhàng thời học sinh khi vào mùa hè phải chia tay người mà lời yêu chưa ngõ - và cả cho đến giây phút rưng rưng tận đáy lòng ấy vẫn không biết nói sao nên lời... Nàng ấy cũng tên là Phượng, nên sau này mỗi khi tình cờ đi ngang ngôi trường nào thấy màu đỏ phượng ứa tươi thắm, lại nghe tiếng Phượng ngân nga trong lòng. Mỗi năm một lần, niềm rung cảm đầu đời lại vang động theo chu kỳ tuần hoàn của thời gian, "Xuân qua, hè tới anh nhớ em luôn Phượng ơi!"


Chất giọng của Tuấn Vũ khi xử lý những nỗi niềm "đau khổ", những tủi thân, tuyệt vọng cũng rất đặc biệt: nhẹ nhàng mà trầm thấm, không trách đời nhiều lắm mà chủ yếu trách mình là chính, dẫu có gợn một chút oán đời nhưng vẫn tỏ rõ một phẩm hạnh của con người biết tự trọng... nên những người trong cảnh ngộ nghe Tuấn Vũ ca rất mực thấm, như thể anh hát giùm cho họ
BÀI: Hai bàn tay trắng



Giọng Tuấn Vũ nghe mộc mạc, chân thành, lan tỏa mà êm đềm, như một người vốn hiền lành, nhịn nhục, trước những biến động ngỡ ngàng luôn chọn thái độ chấp nhận và vui chịu, dẫu đâu đó thoang thoáng trạng thái quá sức chịu đựng, nhưng luôn kiểm soát tốt, giữ mực và hướng thiện.
BÀI: Vọng gác đêm sương


BÀI: Đêm mưa tỉnh nhỏ


BÀI: Kể chuyện trong đêm


Giọng Tuấn Vũ nhẹ nhàng, thấm đẫm, lãng đãng mà lại dằng dặc nhớ, như bên trong một xung lực nén rất mạnh mà bên ngoài tạo vẻ biểu lộ nhẹ tâng, bởi đó giọng Tuấn Vũ người nào khi đang buồn mà càng nghe kỹ thì cái buồn càng sâu hơn.
BÀI: Mùa mưa đi qua


BÀI: Mùa xuân lá khô



Một bài hát Tuấn Vũ diễn tả thật hay niềm khao khát đan xen với cảm giác do dự bất trắc, mong muốn dâng hiến đan xen với nỗi sợ bị từ chối và mặc cảm “tay trắng”, một phần trình diễn quá tuyệt vời. BÀI: Ngôi tôn thờ



Trong các bài hát về tình yêu của Tuấn Vũ, chàng trai dường như lúc nào cũng ở thế yếu. Ngay cả những lời khuyên nhủ, nhắn gởi thành tâm nhất, cũng chỉ dám lên tiếng bằng giọng thật nhẹ nhàng, mềm mỏng, cầu âu…
Bài: Ngày vui qua mau


Bài: Chỉ mình thôi


Bài: Đôi mắt người xưa
 

Những lời tình tự qua lời hát mà Tuấn Vũ gởi đến khán giả đều được cất lên bằng một giọng chân thành và thiết tha hết mực, đúng tâm trạng cần có mà người nhạc sĩ muốn, cho nên có nhiều bài trước Tuấn Vũ hát chưa gây ấn tượng gì lắm, nhưng khi Tuấn Vũ động đến đã trở thành bài hát đầu giường của 1 số người..
Bài: Thiệp hồng anh viết tên em 


SONG CA
Tuấn Vũ song ca với nhiều nữ ca sĩ, nhiều bài hay, nhưng để lại ấn tượng hơn cả là những bài thu với 2 ca sĩ Thiên Trang và Giao Linh, kế đó là Sơn Tuyền và Mỹ Huyền
Bài: Sầu tím thiệp hồng (với Thiên Trang)



Bài: Chuyện tình hoa pensé (với Giao Linh)



Bài: Vườn Tao Ngộ (với Sơn Tuyền)



Bài: Chiều Tây Đô (với Mỹ Huyền)



Bài: Mùa Xuân Trên Cao, Cảm Ơn (với Phương Hồng Quế)



Bài: Chiều thương đô thị (với Như Mai)


Xem baiDa hetbinh luan