Tuy nhiên sức vang động tâm tư của mùa hè không chỉ dừng ở những biểu tượng vương vương niềm buồn ấy. Dù sinh sau mùa xuân, nhưng mùa hè lại là mùa tiêu biểu thiết thân nhất của tuổi trẻ đời người, vì mùa hè gắn liền với tuổi học trò, giai đoạn đẹp đẽ nhất mà mỗi con người chỉ trải qua một lần, dù đang khi trải qua có thể người ta không thấy, không nghe quý lắm. Chỉ đến khi về lâu sau trong cuộc bươn chải cơm áo đến rã rời, đột nhiên có một lần vô tình ta bước chân ngang ngôi trường cũ vào mùa phượng thắm. Dừng chân chút, ta ngắm màu phượng thắm rạng rỡ đẹp ngời, và nghe trong lòng tràn dâng một cảm giác nuối tiếc đến ngẩn ngơ về cái mùa xuân của đời người đã qua rồi, không trở lại cho ta bao giờ. Và Rồi chiều nay hè trở về đây...
Những mùa hè năm ấy, đặc biệt còn thắm đẵm nỗi ưu tư những nam sinh trong thân phận trai thời chiến. Đấy có thể là mùa hè sau cùng còn mặc áo thư sinh, trước khi nhiều chàng trai sẽ thay nó ra để mặc vào đồng phục của những binh chủng... Đời trai súng gươm là bạn, và bút nghiên... là cố nhân thôi!
MÙA CHIA TAY (Hoàng Oanh)
Những mùa hè năm ấy, đặc biệt còn thắm đẵm nỗi ưu tư những nam sinh trong thân phận trai thời chiến. Đấy có thể là mùa hè sau cùng còn mặc áo thư sinh, trước khi nhiều chàng trai sẽ thay nó ra để mặc vào đồng phục của những binh chủng... Đời trai súng gươm là bạn, và bút nghiên... là cố nhân thôi!
MÙA CHIA TAY (Hoàng Oanh)
Thật vậy, với ai đã xa mái trường thì mùa hạ sau cùng đời học sinh đều là một kỷ niệm buồn, dù đẹp và lòng thì khắc ghi không phai cho đến cuối cuộc đời những gì liên quan đến mùa hè chót ấy, đặc biệt là những mối tình vừa chớm nở hay chỉ dường như là tình yêu... đã mau chóng lụi tàn thành kỷ niệm, thành hồi ức đầy lưu luyến. Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi, khiến lòng tôi buồn buồn...
LƯU BÚT NGÀY XANH (Tuấn Vũ)
Kỷ niệm đầu, người con gái đó, được nhắc với một cái tên rất đẹp là Phượng. Phượng là tên của một người rất riêng, hay chỉ được dùng như cái tên tượng trưng cho tất cả mọi người con gái của mối tình đầu trong ký ức chung về đời học sinh? Mà thôi ta cứ gọi là Phượng cũng hay, vì người đó đã xa biệt mãi rồi, mang theo cuộc tình lưng chừng về tận nơi nao, cuộc tình mà ta cần thêm một thời gian nữa để biết là chín chắn và bước tới để giữ mãi... nhưng ngày ấy ta còn non quá và quỹ thời gian thì đã cạn kiệt. Đành thôi ghi khắc mãi tình này với muôn sau: Ngàn năm trong tôi tình này không phai phôi, Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn Phượng ơi!
PHƯỢNG BUỒN (Tuấn Vũ)
Mùa hạ phượng thắm đỏ rực một góc sân trường, có người bảo phượng cháy như thắp lửa, hắt ánh đỏ rưng rưng ly biệt vào lứa tuổi học trò. Mà thật, vào cái thời chiến quốc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sống, phượng cháy lửa thật. Mùa hạ cháy lửa thật theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Ciến sự vô cùng khốc liệt đã khiến lứa tuổi nhiều đam mê khát vọng phải xếp lại tất cả, bỏ lại sau lưng những "ngày vàng rong chơi" bên người yêu tuổi ngọc khi dấu vết chiến tranh đã cận kề bên trường lớp: Trơ thân phượng cháy súng ai hằn vách trường thân yêu... Và từ đó nên sân trường cũ vắng không còn tiếng cười rộn ràng...
LỬA MÙA HẠ (Duy Khánh)
Và cũng kể từ đó, rất lâu rồi, phố vui đã không tìm về... Nhưng cứ mỗi lần trông hoa phượng nở đẹp quá, chạnh nhớ lại những ngày tuổi thư sinh êm vui dưới mái trường mà nghe nao nao lòng, chợt bâng khuâng thương những ngày vui qua...
KỶ NIỆM MỘT MÙA HÈ (Chế Linh)
Bao nhiêu năm miệt mài rồi, nhưng anh lính-thư sinh vẫn trăn trở những hình ảnh ngời sáng của thời vang động tiếng cười, hồn nhiên bên bạn bè... Và hôm nay, nơi đồn vắng hắt hiu một thị trấn xa xôi, chợt thấy bóng dáng đỏ của phượng nhắc nhở những ngày hè thần thơ cũ, anh không khỏi bâng khuâng chạnh lòng. Bao nhiêu kỷ niệm chợt ùa về tràn ngập lòng, nhớ nhất là bờ vai người ấy trong áo dài học sinh thướt tha trắng muốt, đi từng bước nhẹ và phượng rơi từng cánh lên vai áo nàng...
CÁNH THƯ MÙA HẠ (Duy Khánh)
ĐƯA EM VÀO HẠ (Giang Tử)
HỌP MẶT LẦN CUỐI (Phương Hoài Tâm)
NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG (Giao Linh)
HẠ BUỒN (Phương Diễm Hạnh)
MÙA CHIA TAY (Hoàng Thục Linh-Đức Tân)
Một bài hát rất ý nghĩa về hai mùa phượng. Mùa phượng bây giờ của hồi ức dịu dàng thời học sinh và mùa hạ đích thực của ngày xưa diễm ảo.
HAI MÙA PHƯỢNG (Trang Mỹ Dung)