Tuyển Nhạc Xuân Xưa


Xuân đã đến thế gian này. Vạn vật mê say trong cuộc tái sinh đầy náo nức. Trong đêm vắng đông tàn đã nghe lao xao tiếng gót chân khẽ khàng của chúa xuân bước trong vạn vật tịch mịch chừ vẫn đang trạng thái ngủ đông. Loài sâu dưới đất cựa mình nghe vang rân một thứ tiếng gì của đất, âm vang thứ tiếng tỏa lan len qua từng sớ đất, lay dậy những hạt mầm cỏ ngái ngủ. Có gì đó thôi thúc phía dưới hạt mầm, một chiếc rễ bé xíu thò ra, ngo ngoai, vừa kịp khi một dòng nhựa xuân nồng nàn ập đến… Bỗng chốc, thế gian ở trong một cuộc chuyển mình thần thánh diệu kỳ. Trên từng bước chân nàng xuân, vạn vật lan tỏa tin vui…


ĐÊM XUÂN (Sĩ Phú)
Nhạc sĩ Thanh Sơn đã diễn tả quang cảnh của cuộc chuyển mình từ đông sang xuân như một sức sống mới thúc giục trong lòng mọi người sau một mùa đông dài buồn bã thiếu sinh khí. Bầy chim đúng là những sứ giả của mùa xuân, vì chúng có lợi thế số đông, và đôi cánh đưa chúng đi đến cùng trời cuối đất, nên tin xuân vang đến mọi miền, đâu đâu cũng đều hay.
Mùa xuân sang ngàn nơi ngát niềm tin yêu đời
Bầy chim non lượn bay hót lời ca vang trời 
Đàn bé hé môi cười ngọt ngào tình thương áo xanh, vàng
Chào đón Chúa xuân huy hoàng
CHÚC XUÂN (Tam Phương)

Quang cảnh tưng bừng này còn được nhạc sĩ Phạm Duy diễn tả kỹ đến từng chi tiết, từ cỏ, gió, đến lá, rồi hoa, nắng, lũ ong mật cánh tung tròn. Sau vạn vật ông không quên đề cập đến con người, những con người thật tiêu biểu cho thời đại, nếu không nói là mọi thời: anh nông dân, anh chiến sĩ, chàng thi sĩ, và cuối cùng là những đại biểu điển hình nhất cho mùa xuân của cuộc đời: đàn em bé. Xuân vừa về trên bãi cỏ non. Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn. Hoa cười cùng tia nắng vàng son. Lũ ong lên đường cánh tung tròn. Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi. Muốn yêu anh vác cầy trên đồi. Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi…Thấy hoa tươi cuời bỗng thương đời.
HOA XUÂN (Hà Thanh)

Nguyễn Hiền cho ta một bức tranh xuân toàn cảnh và đầy nhân văn: xuân chỉ vui là khi nào Anh Cho Em Mùa Xuân. 
ANH CHO EM MÙA XUÂN(Phương Dung)
 

Ngược lại, (Bảo Thu) Nếu Xuân Này Vắng Anh thì “ngày xuân như đông buồn”.
NẾU XUÂN NÀY VẮNG ANH (Trúc Ly)

Vì xuân vui hay buồn đều liên quan đến một người, cảm giác vui xuân tất yếu hàm chứa khung cảnh đoàn tụ, xum vầy; cho nên nếu thiếu vắng “người quan trọng” ấy thì xuân về cũng mặc, cũng như không, đầy trống trải và vẫn là mùa đông mênh mang trong lòng, chứ nào Anh Đã Thấy Mùa Xuân Về Hay Chưa (Quốc Dũng)
ANH ĐÃ THẤY MÙA XUÂN CHƯA (Ngọc Lan)
 
Một trong những nét văn hóa đẹp của mùa xuân cổ truyền Việt Nam là họp mặt, đoàn tụ. Mùa xuân, dù ở xa bất cứ nơi đâu, người con Việt ly hương cũng nhất quyết vượt ải, băng ngàn để tìm về nơi có hơi ấm khói bếp gia đình, để cùng ngồi bên nhau trong bữa ăn cúng gia tiên đầu năm, nghe dư vị quê hương thắm đẵm trên đầu lưỡi, nghe mọi người chung quanh trò chuyện bằng thứ tiếng "nghe êm như tiếng mẹ ru thuở nào"
XUÂN HỌP MẶT (Tam ca Asia)


EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30 (Thanh Mai)

PHÚT GIAO MÙA (Vũ Khanh)


PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN (Bảo Tuấn)
 
XUÂN TRONG RỪNG THẴM (Hợp ca Sao Băng)

GIÓ MÙA XUÂN TỚI (Thanh Lan)



XUÂN MUỘN (Hà Thanh)

BẾN XUÂN (Khánh Ly)

MỘNG CHIỀU XUÂN (Khánh Ly)

XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ (Duy Khánh)
 
ĐẦU XUÂN LÍNH CHÚC (Đan Nguyên)
 
MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM (Duy Khánh)

HÁT CHO MAI SAU (Duy Quang)
 

HẸN MỘT MÙA XUÂN (Tuấn Vũ)


XUÂN MIỀN NAM (Tam Phương)

MÙA XUÂN TRÊN CAO (Giao Linh)

MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN (Đinh Ngọc-Thanh Trúc)
ĐIỆP KHÚC MÙA XUÂN (Thủy Tiên)

TÂM SỰ NGÀY XUÂN (Thiên Trang)

BỨC TRANH HÒA BÌNH (Thái Châu)

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM (Thanh Tuyền)

CHUYỆN NGÀY CUỐI NĂM (Trường Vũ)

NGHĨ CHUYỆN NGÀY XUÂN (Mai Thiên Vân)

CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN (Thanh Thúy)

ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA (Thiên Trang)

LY RƯỢU MỪNG (Tam Phương)

ĐAN ÁO MÙA XUÂN (Phương Hồng Quế)

MÙA XUÂN LÁ KHÔ (Tuấn Vũ)

RỪNG LÁ THAY CHƯA (Như Quỳnh)

XUÂN ĐÃ VỀ (Hà Thanh Xuân)

GÁC NHỎ ĐÊM XUÂN (Hương Lan)

MÙA XUÂN CỦA MẸ (Duy Khánh)

XUÂN CA (Ngọc Lan) 

Nhạc xuân
Xem baiDa hetbinh luan