Sài Gòn đã là thủ đô của
Quốc gia Việt Nam ngay từ năm 1949. Một năm sau ngày Hiệp định Geneve
được ký kết, tức năm 1955, thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam này
cũng được chính phủ vừa mới thành lập Việt Nam Cộng hòa chọn làm
thủ đô, với tên gọi chính thức là "Đô thành Sài Gòn".
Do tác động của chiến cuộc
nam bắc, trong 20 năm tiếp theo, việc di dân từ nông thôn vào thành
thị mỗi lúc một tăng nhanh. Theo số liệu năm 1949, dân số khu vực nội
thành có vào khoảng 1.200.000. Sau năm 1954, Sài Gòn tiếp nhận thêm hàng
trăm nghìn người di cư đến từ phía bắc vĩ tuyến 17, tổng dân số
Sài Gòn vọt ngay lên mốc 2.000.000. Dân bắc di cư chủ
yếu tập trung tại các khu vực được chính phủ đệ nhứt cộng hòa bố trí như khu Xóm
Mới ở Gò Vấp (tỉnh Gia Định), khu Bình An (Quận 8),
và một số định cư rải rác tại các quận khác. Ngày 27 tháng 3 năm
1959, theo nghị định số 110-NV của tổng thống Ngô Đình Diệm ban
hành, Sài Gòn từ 6 quận được chia lại thành 8 quận, với tổng cộng gồm 41
phường.
Vào nửa cuối thập niên
1950, Sài Gòn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại
miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Từ giữa thập
niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, do tác động của việc quân
đội các nước đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam, nhiều cao ốc và công
trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi
văn hóa phương Tây được du nhập theo chân các binh sĩ đồng
minh và sách báo Hoa Kỳ.
Dù vậy, so với ngày nay,
Sài Gòn bấy giờ vẫn rất bé nhỏ, chỉ giới hạn bởi 11 quận nội thành, với một
“vùng ngoại ô” thực sự là mênh mông dù vẫn thuộc Sài Gòn, như ở phía nam quận
8, phía tây các quận 6, quận 11, chưa kể tỉnh Gia Định liền bên với những vườn
cây trái mênh mông, đất rộng người thưa và làm thành địa điểm lãng mạn cho những
cặp tình nhân ngao du xa khói bụi thành phố những lúc hẹn hò ngày nghỉ, ngày chủ
nhật…
BÔNG CỎ MAY (Thiên Trang)
Ở ngoại ô, không khí êm đềm,
trong lành, tình người mộc mạc, nhịp sống chậm rải khoan thai, không bon chen
náo động như thị thành. Đặc biệt với hoa cỏ cây cối nhiều dù đi giữa trưa vẫn
luôn luôn ở trong vùng bóng râm mát vì hai bên đường những chòm tre đã giao
thành một cái mái tự nhiên phía trên. Nhà dân thì ở cách xa xa nhau, nhà nào
cũng có 1 khoảng đất nhỏ quanh năm trồng những cây mít, xoài, chùm ruột, khế...
và hoa sứ thì tỏa hương ngào ngạt đêm đêm...
HOA SỨ NHÀ NÀNG (Chế Linh)
Ngày trước Sài Gòn rất
bé. Qua khỏi cầu Phan Thanh Giản là ra xa lộ Biên Hòa mông quạnh, chỉ thấy toàn
đồng trơ và chỉ có dân cư lác đác. Thảng hoặc ven xa lộ người ta bắt gặp một
khu xóm cất tạm bợ của những người không thể tìm nhà trong thành phố do đắt đỏ,
mới tìm ra vùng này. Do dân cư ít, lưu lượng giao thông về đêm ở đây càng
ít hơn, gần như không có, họa hoằn là những chuyến xe quân đội chạy rầm rầm qua
rồi trả tất cả về yên ắng… tối om khá ghê rợn, do đấy còn gọi là… “xa lộ không
đèn”.
XA LỘ KHÔNG ĐÈN (Thanh Tuyền)
Ngày trước con người
rất khép nép, ưa thẹn thùng do ảnh hưởng lễ giáo ngàn xưa và nền giáo dục thiên
về bảo thủ nền nếp phong tục Á đông. Người ta ít bộc lộ khi họ thấy chưa tới
lúc. Trớ trêu thay, đối với một vài số phận, phút mở lòng tỏ bày này lại gần như
sẽ không bao giờ có vì nặng mang một mặc cảm (thường là nghèo), cho nên vẫn
ngày ngày đi Qua Ngõ Nhà Em mà chưa một lần dám nói…
QUA NGÕ NHÀ EM (Giang Tử)
Trước 1975 xe lam là
phương tiện đi lại phổ biến trong đô thành Sài Gòn, nhất là từ đô thành ra những
khu vực phụ cận, ven đô do số lượng xe buýt không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại. Những
người khá giả thường đã sắm xe gắn máy đi cho tiện, chỉ còn những người có thu
nhập thấp là thường dùng phương tiện "Chuyến xe lam chiều" này.
CHUYẾN XE LAM CHIỀU (Phi
Nhung)
AN PHÚ ĐÔNG - MỘT VÙNG
NGOẠI Ô
An Phú Đông là một xã của
quận Gò Vấp xưa, có dòng sông Bến Cát chảy xuyên qua. Đây là một nhánh nhỏ của
sông Sài Gòn chảy giữa lòng tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, con sông nhỏ này đổi
tên thành sông Vàm Thuật, còn An Phú Đông trở thành một xã của huyện Hóc Môn. Đến
năm 1997, khi quận 12 được thành lập thì An Phú Đông trở thành một phường của
quận này.
Con sông Bến Cát (nay là
Vàm Thuật) thuộc địa phận An Phú Đông từ xưa nên người ta vẫn gọi là sông An
Phú Đông, ngày nay là ranh giới giữa quận Gò Vấp và quận 12.
Với bài hát Đêm Ru
Điệu Nhớ dường như nhạc sĩ Hoàng Trang chỉ sáng tác riêng cho tiếng hát của
Giao Linh. Tiếng hát nức nở như lời thủ thỉ, nhẹ đưa hồn người trôi miên man vào trong
giấc mộng đêm dài.
Trong phần lời gốc, nhạc
sĩ Hoàng Trang viết lời tâm sự của người trai nơi đầu tuyến, với câu đầu và câu
cuối của bài hát là: Anh nói từ lâu đôi ta yêu nhau chân thành một lòng và Nên
nhớ nên thương những ngày mình xa cách, đừng buồn nghe em…
Trong bản thu trước năm
1975 – băng Nhã Ca 5, Giao Linh hát đúng với phần lời gốc này. Tuy
nhiên trong bản thu sau năm 75, cô đã sửa lại chữ “anh” thành “em” và ngược
lại để bài hát thành tâm sự của người con gái hậu phương gửi người giới
tuyến: Em biết từ lâu đôi ta yêu nhau chân thành một lòng và Nên
nhớ nên thương những ngày mình xa cách, đừng buồn nghe anh…
Đôi người yêu nhau giữa khi
quê hương đang trải qua binh biến miệt mài này, được miêu tả trong
bài hát là đôi kẻ “cùng một quê hương” và “cùng chung
chí hướng”, nên đã kết ân tình. Dù chiến cuộc hãy còn, dù ngàn phương cách biệt
và “chắc ngày về không có” nhưng họ khuyên nhau hãy cố vui và cùng khắc ghi lời
thề.
Ở đoạn sau đó, bài hát tiết
lộ thêm rằng cô gái trong bài hát có thể là một người Hà Nội di cư, vì quê
hương có dòng sông Hồng: Nếu biết quê hương em là sông Hồng. Thì quê
hương anh cũng có một dòng sông An Phú Đông… ôi An Phú Đông!
ĐÊM RU ĐIỆU NHỚ (Giao
Linh)
MƯA ĐÊM NGOẠI Ô (Hương Lan)
CĂN NHÀ NGOẠI Ô (Kim Loan)
Nhạc sĩ Anh Bằng có ba
bài hát nói về vùng ngoại ô rất được khán giả yêu thích, đó là các bài Căn Nhà
Ngoại Ô, Ngoại Ô Buồn và Cô Hàng Xóm. Lúc sáng tác bài này (1966), ông đã 40 tuổi,
nên chắc chắn không phải là tâm sự của ông hay của người bạn nào trong quân ngũ
như trường hợp Chế Linh với Đêm Buồn Tỉnh Lẻ. Tuy nhiên, giống như bao người dưới
thời lửa binh Nam Việt Nam khi ấy, ông đã chứng kiến bao sự chia tay đầy luyến
tiếc vì chiến cuộc ở quanh mình: chàng trai phải lên đường nhập ngũ tòng chinh,
để lại người con gái thương yêu nơi phố phường hoa lệ. Tuy nhiên, khác với các
câu chuyện thường thấy về một người con gái hậu phương thương nhớ chờ chồng (hoặc
người yêu) nơi tiền phương, chuyện tình trong Căn Nhà Ngoại Ô là câu
chuyện của hai người cùng ở trên chiến trường. Người con gái trong Căn Nhà Ngoại
Ô không phải là người em gái hậu phương hiền dịu bẽn lẽn mà trực tiếp
tham gia vào chiến trường làm nữ cứu thương. Bài hát có cái kết lửng nhưng
rất hay, là câu nói quen thuộc trái đất tròn, như thắp lên một tia hy vọng cho
người lính (cũng như cho người nghe nhạc) tin vào cái kết thúc đẹp của hai người.
CÔ HÀNG XÓM (Duy Khánh)
NGOẠI Ô ĐÈN VÀNG (Thái Châu)
NGOẠI Ô BUỒN (Trang Mỹ Dung)
TÌNH BUỒN NGOẠI Ô (Huỳnh Nguyễn Công Bằng)
Nghe bài này của nhạc sĩ
Bắc Sơn mô tả từng chi tiết cảnh vật "ngoại thành" ngày đó bạn sẽ
hình dung được một vùng phụ cận thời đó, dẫu gần Đô Thành Sài Gòn
nhưng bát ngát một miền xinh tươi, đầy ắp những thổ sản thôn quê như cỏ non, đường
đê, cây cầu dừa, bông bưởi trắng rụng, đất mát rượi dưới bàn chân khi dẫm lên,
khói xám đốt đồng…
EM ĐI TRÊN CỎ NON (Hương
Lan)
Còn trong bài hát này, cảnh
vật thiên nhiên rất thoáng đãng không có gì cản trở "Nhớ đêm hôm nào, bóng
ngã trăng soi đầu ngõ" thì nhiều phần chắc đôi tình nhân đang nắm tay dắt
nhau từ trong một ngõ ngoại ô ra ngoài đường cái, và bóng họ trải dài dưới ánh trăng
sáng soi vằng vặc trên đầu. Nếu nhà họ ở trong Đô Thành Sài Gòn rất có thể các
tác giả đã dùng chữ "đầu phố", hơn nữa ánh trăng sẽ không còn nổi bật
vai trò vì bấy giờ người viết nhạc phẩm sẽ phải chăm chú miêu tả ánh đẻn đường
đô thị.
KỶ NIỆM YÊU (Chế Linh)
PHỤ LỤC: TẢN MẠN VỀ XA LỘ
BIÊN HÒA (rút gọn từ bài gốc đăng trên anhxua.com)
Xa lộ Biên Hòa có chiều
dài 30 km chạy từ Sài Gòn lên đến Biên Hòa vì thế thời VNCH gọi là xa
lộ Biên Hòa. Xa lộ được khởi công từ 1959 đến 1961 thì hoàn thành. Sự ra đời của
xa lộ Biên Hòa gây không ít bàn tán thời đó. Vì, thứ nhất
là xa lộ làm rất phẳng phiu, từ trước đến nay người dân miền Nam chưa bao giờ
thấy con đường nào rộng và phẳng phiu như thế. Đó là vì xa lộ này được làm theo
kỹ thuật mới, trải nhựa bằng máy làm đường kiểu mới khác cách làm đường
kiểu cũ thời Pháp thuộc –là đổ đá răm trên mặt đường rồi đổ nhựa đường xuống
từng chỗ, sau đó dùng hủ lô cán cho đều ra. Vì đổ nhựa từng chỗ một nên mặt đường không thể nào bằng phẳng bằng mặt đường đổ bằng máy có chiều ngang rộng và đổ nhựa cùng một lúc. Thứ hai là lần đầu tiên dân miền Nam nhìn thấy đèn cao áp thủy ngân gắn trên xa lộ này. Ban đêm chạy xe đèn chiếu sáng trưng nhìn rõ con đường chứ không tù mù như những ngọn đèn vàng trong thành phố gắn từ thời Pháp. Lại thêm cứ chiều tối chạng vạng là đèn tự động bật lên nhờ có gắn các bộ cảm ứng với ánh sáng.
Khi ánh sáng xuống thấp đến một mức nào đó thì kích hoạt bộ cảm ứng làm cho đèn bật lên, khi trời đêm bắt đầu rạng sáng thì đèn tự động tắt đi. Thứ ba xa lộ này có một cây cầu thật dài, gần 1 km (986,12m). Cầu cũng được làm với kỹ thuật mới khác với các cầu bằng sắt lót ván thời đó, mặt cầu cũng đổ bê tông như mặt xa lộ và xe chạy qua không phải giảm tốc độ. Trên mặt cầu, cách quãng lại có khoảng hở với đầu nối bằng sắt để phòng khi khí dưới tác động nhiệt các khoảng bê tông dãn nở và thu lại không làm cho nứt cầu.
Khi ánh sáng xuống thấp đến một mức nào đó thì kích hoạt bộ cảm ứng làm cho đèn bật lên, khi trời đêm bắt đầu rạng sáng thì đèn tự động tắt đi. Thứ ba xa lộ này có một cây cầu thật dài, gần 1 km (986,12m). Cầu cũng được làm với kỹ thuật mới khác với các cầu bằng sắt lót ván thời đó, mặt cầu cũng đổ bê tông như mặt xa lộ và xe chạy qua không phải giảm tốc độ. Trên mặt cầu, cách quãng lại có khoảng hở với đầu nối bằng sắt để phòng khi khí dưới tác động nhiệt các khoảng bê tông dãn nở và thu lại không làm cho nứt cầu.
Điều làm cho nhiều người
thắc mắc nhất là tại sao lại làm con đường rộng như thế, dài như thế chạy ngang
qua những khu hai bên toàn là ruộng lúa, không có bao nhiêu người ở rồi đến
Biên Hòa thì đột ngột dừng lại. Để giải đáp thắc mắc đó có người đưa ra câu trả
lời là Mỹ làm con đường rộng rãi phẳng phiu như thế để cho phi cơ đáp xuống,
phòng khi phi trường Tân Sơn Nhất bị quân đội miền bắc phá hủy. Từ đó
họ suy ra Mỹ làm xa lộ Biên Hòa chủ yếu chỉ để phục vụ cho quân sự,
và cũng bộc lộ việc Mỹ có ý chiếm đóng lâu dài miền Nam Việt Nam.
Nhưng có người từng du học
bên Pháp giải thích đây là con đường xa lộ huyết mạch nhằm nối liền
khu dân cư tại Sài Gòn và khu kỹ nghệ tại Biên Hòa. Họ kể ở bên Pháp, khu
công nghiệp và khu dân cư lúc đầu được qui hoạch cách xa nhau và nối với nhau bằng
xa lộ. Theo thời gian, người dân xây nhà cửa san sát hai bên xa lộ
khiến cho hai khu vực biến thành một thành phố chung.
Theo kế hoạch chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa sẽ thành lập khu công nghiệp tại vùng Biên Hòa. Còn vùng Sài
Gòn là trung tâm thương mại và khu dân cư tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ khu
công nghiệp Biên Hòa, đồng thời những người sống tại Sài Gòn đi làm tại
Biên Hòa sẽ có con đường cao tốc đi lại cho nhanh. Đến năm 1975 xa lộ Biên Hòa
đang làm đúng chức năng mà những nhà qui hoạch trước đó đã dự định. Có nhiều
hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài
Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa được xe buýt của công ty chở đi. Các
công nhân tụ tập tại một số điểm ở Sài Gòn, xe buýt ghé đón và chở đi Biên Hòa.
Chiều xe buýt lại chở công nhân về thả ở các điểm tụ tập. Như thế cùng một con
đường, tùy theo kiến thức mà mỗi người nhìn nó với cặp mắt khác nhau.
Người không có kiến thức
về cách thức phát triển của một quốc gia công nghiệp thì tưởng rằng Mỹ làm xa lộ
Biên Hòa để chiếm đóng miền Nam lâu dài. Nếu nhìn vào thời điểm xa lộ Biên Hòa
được xây dựng thì có thể thấy mục đích của xa lộ Biên Hòa không phải là để phục
vụ cho chiến tranh. Xa lộ Biên Hòa được khởi công từ năm 1959. Lúc này,
người Mỹ nghĩ rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc đem lại ổn
định tại miền Nam nên đó là lúc bắt đầu bắt tay vào xây dựng kinh tế.
Xa lộ Biên Hòa được xây dựng để làm hạ tầng cơ sở cho một nền kinh tế
công nghiệp tại miền Nam. Khi đã có xa lộ và các cơ sở hạ tầng thì các công ty
Mỹ và các nước khác sẽ đến miền Nam đầu tư, mở nhà máy. Các cố vấn quân sự Mỹ sẽ
có thể rút về vì quân đội miền Nam đủ sức để giữ cho tình hình ổn định. Miền
Nam có thể tự lực phát triển như Singapore, Mã Lai hay Thái Lan mà không cần Mỹ
phải can thiệp vào.
Social Plugin