Trái với điều vẫn được tin tưởng phổ biến, để cho nội dung của bạn hay và
khiến mọi người bị cuốn hút vào, bạn cần nhiều thứ hơn chỉ một câu chuyện kể
hay. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của người đọc, bạn phải kích thích trí tưởng
tượng của họ. Bằng cách mô tả sinh động con người, địa điểm và những sự kiện, bạn
có thể giúp độc giả tham gia trải nghiệm. Điều này thiết lập một kết nối tâm tư
cảm xúc, làm cho nội dung của bạn dễ nhớ hơn và khiến khán giả quay trở lại nhiều
hơn.
Dưới đây là ba mẹo hành văn miêu tả để giúp làm cho bài đăng của bạn trên
blog hấp dẫn tối đa nhất.
1. Tập trung vào phần trải nghiệm của con người
Cho dù bạn trong vai trò khách du lịch kể lại những cuộc phiêu lưu mới
nhất, hoặc chủ doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm, tất cả blogger đều viết cho người
khác đọc, không phải cho mình. Giống như bạn, ngay đến các nhà văn cũng trải
qua những thách thức khó khăn và cơ hội, những giây phút thất vọng và những niềm
vui không kiểm soát.
Theo một bài báo trên Inc., nhà ngôn ngữ học Steven Pinker, giảng dạy tại
Harvard, cho biết độc giả của bạn nhìn thấy những gì bạn đang thấy bằng cách sử
dụng ngôn ngữ cụ thể, trực quan.
Điểm chính là thay vì chỉ liệt kê các điểm tham quan từ chuyến đi lần
trước của bạn hoặc các tính năng khác nhau của sản phẩm, hãy đi sâu vào trải
nghiệm của con người và đặt những cảm xúc đó vào tâm điểm của câu chuyện bạn
đang kể. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn điều hành một dịch vụ vệ sinh địa phương và
bạn đang soạn một bài đăng trên blog về các tác vụ mọi người có thể thuê ngoài
để đơn giản hóa cuộc sống của họ. Tất nhiên, một trong những gợi ý này là thuê
một quản gia đáng tin cậy.
Dưới đây, một ví dụ về cách bạn sử dụng ngôn ngữ miêu tả trong kịch bản
này:
Sau khi mệt nhừ cuối một ngày làm việc dài như vắt kiệt năng lượng, và còn
phải chạm trán nhiều nơi giao thông ùn tắc buổi chiều, cuối cùng bạn cũng đã về
đến cổng nhà mình. Kiệt sức, bạn bắt đầu tưởng tượng tất cả những cách bạn sẽ
thư giãn: tắm nước nóng, một ly rượu vang và một buổi tối dành cho loạt phim
Netflix yêu thích của bạn. Thật không may, ngay khi bạn mở cửa, bạn đã chạm
trán cái cốp với những đống đồ bẩn chờ giặt, núi bát đĩa chưa rửa và thảm nhà
thì bấy bá những lông thú cưng vương vãi.
Không còn cách nào để cho bạn có thể thư giãn rôi.
May mắn thay, đã có một giải pháp này...
2. Sử dụng từ ngữ gợi cảm
Ngôn ngữ gợi cảm giác không chỉ dành cho các nhà thơ và tiểu thuyết gia
vận dụng. Cùng với việc thêm các hình ảnh đẹp về phương diện thẩm mỹ trong các
bài đăng trên blog, việc mời độc giả cảm nhận qua các từ ngữ gợi cảm cũng là một
trong những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý và duy trì mối tương tác với độc
giả. Việc sử dụng khéo léo các từ ngữ này cũng khiến độc giả cảm thấy như họ
đang tích cực trải nghiệm những gì họ đang đọc.
Dưới đây xin liệt kê một số ví dụ về các từ gợi cảm giác cho từng giác
quan một trong ngũ quan:
Thị giác: Tù mù, ảm đạm, tối tăm, tồi tàn, tươi sáng, chói mắt, lung
linh, lấp lánh
Xúc giác: Suông sẻ, trơn tru, chằng chịt, xù xì, lờ mờ, lởm chởm, ram
ráp
Thính giác: rin rít, chát chúa, ríu rít, sột soạt, inh ỏi, leng keng, ình
ịch
Vị giác: đắng đót, ngọt lùi, mềm mụp, nồng hăng, cay xé, chua ái, giòn rụm
Khứu giác: mốc thếch, tanh hôi, thơm lừng, thơm phức, xú uế, khai ngấy
3. Kèm thêm các giai thoại, câu nói ví von và các ẩn dụ
Một trong những cách tốt nhất giúp người đọc dễ hiểu và ghi nhớ những điểm
quan trọng trong nội dung của bạn là sử dụng các giai thoại, truyện mô phỏng và
các ẩn dụ.
Giai thoại là một câu chuyện ngắn , thú vị về một sự việc có thật. Câu
chuyện có thể truyền cảm hứng, mang tính hài hước, nghiêm túc hoặc triết lỳ -
nhưng quan trọng hơn hết, nó phải hữu ích và có liên quan. Ví dụ, một blogger
thời trang chia sẻ trang phục mặc những ngày trời mưa có thể kể thêm một giai
thoại về lần nọ cô để quên áo mưa ở nhà, bị mắc một cơn mưa như trút nước làm hỏng
cả chiếc áo lụa yêu thích của cô.
Một ví dụ tương sánh về hai điều, thường sử dụng từ “như” hay “như thể” để
bắt cầu. Ví dụ, “Nơi ấy khô như sa mạc”. Bạn cũng có thể sử dụng một lối ẩn dụ dùng
thủ pháp so sánh gây tưởng tượng hơn, cố tìm cho ra nét tương đồng dù giữa hai
thứ rất dị biệt nhau. Ví dụ, “tiếng cười của con thơ là tiếng nhạc tuyệt vời nhất
cho bố mẹ thưởng thức”. Những mánh khóe ngôn ngữ này nhiều khả năng khiến độc
giả của bạn chú ý nhiều hơn và họ tự nhiên bị lôi cuốn vào câu chuyện bạn đang kể.
Mặc dù có thể mất thêm một chút thời gian để tạo nội dung với ngôn ngữ miêu
tả, nhưng mức độ tương tác sẽ tăng lên rất đáng với nỗ lực của bạn.