Khi nhắc
đến Trịnh Công Sơn, gần như người ta
ngay tức thì lập ngay
một liên kết với Khánh Ly, và/hoặc ngược lại.
Chính nhờ giọng hát Khánh Ly mà nhạc Trịnh mới có cơ hội đến gần với công chúng. Tuy nhiên, trước đấy, những dự báo về một thời sắp sửa huy hoàng của nhạc Trịnh đã được mang đến bởi những giọng hát khác, bao gồm Thanh Thúy, Hà Thanh, Lệ Thu…
Trong đó, vang dội nhất phải kể Lệ Thu năm 1971 đã mang một bản nhạc sáng tác từ 10 năm trước của ông chưa gây được tiếng vang nào, thu âm trong album “Lệ Thu 01” chủ đề "Nước Mắt Mùa Thu”.
Chính nhờ giọng hát Khánh Ly mà nhạc Trịnh mới có cơ hội đến gần với công chúng. Tuy nhiên, trước đấy, những dự báo về một thời sắp sửa huy hoàng của nhạc Trịnh đã được mang đến bởi những giọng hát khác, bao gồm Thanh Thúy, Hà Thanh, Lệ Thu…
Trong đó, vang dội nhất phải kể Lệ Thu năm 1971 đã mang một bản nhạc sáng tác từ 10 năm trước của ông chưa gây được tiếng vang nào, thu âm trong album “Lệ Thu 01” chủ đề "Nước Mắt Mùa Thu”.
Bài hát nhanh chóng được
công chúng đón nhận. Nó luôn có mặt trong các chương trình nhạc chuyển mục, nhạc
yêu cầu hay nhạc chọn lọc và được phát thường xuyên trên các làn sóng điện của các đài
phát thanh Sài Gòn, đài Tiếng nói Quân Đội, đài Mẹ Việt Nam.
Tại
các phòng trà và đại nhạc hội, “Hạ Trắng” do Lệ Thu hát, thường xuyên là một
trong những bài hát được khán giả yêu cầu.
Hạ Trắng là một bài tình
ca. Nhưng nó không có một câu chuyện tình để kể. Trong các sáng tác của mình,
Trịnh Công Sơn thường hay sử dụng Phép Ứớc Lệ để xây dựng hình tượng của người
con gái, đẹp-mảnh khảnh-thướt tha. Trong Hạ Trắng đó là “vai gầy”, là “tay
dài”, là “tóc em dài” .. Một người đẹp liệu trai mà tác giả nghĩ đến trong giấc
mơ và tình yêu trong “Hạ Trắng”có lẽ vì vậy mà tràn ngập sự da diết, mong chờ
và đầy khao khát. Đó là thứ tình yêu mong cho thành bất diệt để: “Áo xưa
dù nhàu, Cũng xin bạc đầu, Gọi mãi tên nhau”.
Ngoài Trịnh Công Sơn ra,
không ai biết chắc chắn hoàn cảnh sáng tác thật sự của “Hạ Trắng”. Cảm nhận của
người nghe, phần nhiều dựa vào lời của ca khúc và cách diễn tả của ca sĩ. Có lẽ
tác giả phải trong tâm trạng cô đơn đến tột cùng mới cất lên những tiếng gọi
trong giấc mơ như vậy. Trong giấc mơ của mình, Trịnh Công Sơn gọi nắng, gọi đời,
gọi yêu thương rồi cũng chỉ dừng ở “Gọi tên em mãi, Suốt cơn mê này…”
Giọng hát của ca sĩ Lệ
thu có nét trầm buồn. Cô hát bằng cảm xúc tự nhiên có thề có được để chuyên chở
đến người nghe một tâm trạng cô đơn, xa vắng nhưng lại tiềm ẩn khao khát yêu
thương. Lệ Thu không cường điệu hóa cảm xúc của mình nên làm người nghe cảm thấy
dễ chịu-buồn nhưng dễ chịu. Họ như bị mê hoặc trong dòng cảm xúc đó và ngoan
ngoãn theo giọng hát của cô đi vào giấc mơ của “Hạ Trắng”.
Lệ Thu không phải là ca
sĩ chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn nhưng bài hát nào của Trịnh Công Sơn được cô
chọn trình bày cũng thường là một ca khúc thành công. Người ta còn nghe Lệ Thu
hát “Cát Bụi”, “Tình Xa”, “Rồi Như Đá Ngây Ngô”, “Tuổi Đá Buồn” hay “Vết Lăn Trầm”
… Điều thích thú là cả hai ca sĩ Lệ Thu và Khánh Ly đều có giọng hát trầm nhưng
lại trình bày nhạc Trịnh Công Sơn bằng hai cách hoàn toàn khác nhau. Điều này
giúp mang cho ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều màu sắc cảm xúc thật phong phú
và đa dạng.
Cho đến nay, ca sĩ Lệ Thu đã trình bày “Hạ Trắng” rất nhiều lần. Cô cũng đã cho ghi âm lại “Hạ Trắng” với cách hòa âm tân kỳ. Nhưng chỉ có “Hạ Trắng” Lệ Thu năm 1971 là Hạ Trắng chất chứa nhất, đầy vang ký ức nhất, và mãi mãi có một dấu ấn đặc biệt trong lòng người nghe. Đó là cuộc phiêu lưu của những tâm hồn cô đơn đi vào giấc mơ của yêu thương và khao khát.
Cho đến nay, ca sĩ Lệ Thu đã trình bày “Hạ Trắng” rất nhiều lần. Cô cũng đã cho ghi âm lại “Hạ Trắng” với cách hòa âm tân kỳ. Nhưng chỉ có “Hạ Trắng” Lệ Thu năm 1971 là Hạ Trắng chất chứa nhất, đầy vang ký ức nhất, và mãi mãi có một dấu ấn đặc biệt trong lòng người nghe. Đó là cuộc phiêu lưu của những tâm hồn cô đơn đi vào giấc mơ của yêu thương và khao khát.