Làm gì để ứng xử khi bị người khác coi thường


Thế thường sự đời... cho dẫu bạn làm gì, thành công cỡ nào, luôn vẫn có người không phục. Dẫu bạn sống tốt đến mấy thì luôn vẫn có người dè bĩu bóc mẻ, đá xoáy. Nếu bạn luôn phải đối phó với câu tự hỏi lòng rằng, “Họ coi thường mình vậy, phải nhắc nhủ họ thế nào đây?" thì câu chuyện của Tô Đông Pha dưới đây có thể giúp bạn một gợi ý về cách ứng xử khôn ngoan phải lẽ với người đã coi thường mình.

Khinh khi là cảm giác khi bạn coi thường ai đó. Bạn không muốn dây dáng bất cứ điều gì với một người như thế ấy.
Bạn cảm thấy khinh thường một người bạn cho là kém cỏi, không xứng đáng trong mắt bạn, bởi vì bạn tin rằng họ sở hữu một đặc điểm cá nhân tiêu cực. Không có gì lạ khi một số khá lớn định kiến/thành kiến ​​có liên quan đến sự khinh miệt. Chẳng hạn, mọi người có thể cảm thấy khinh miệt đối với nhân viên ngân hàng (tham lam), người thất nghiệp (lười biếng), tội phạm (tàn nhẫn) hoặc người vô học (thiếu hiểu biết). Mặc dù chỉ đặc điểm tiêu cực gây ra sự khinh miệt, cảm xúc tiêu cực được cảm nhận hướng về người đó, và bằng cách nào đó, đặc điểm này trở thành định nghĩa về toàn bộ người đó.
Kết quả của phán đoán này là bạn cảm thấy người này kém hơn so với người khác hoặc chính bạn. Khi ai đó cảm thấy khinh bỉ những người ở vị trí xã hội thấp hơn so với chính mình, điều ấy được gọi là "sự khinh miệt hạ thị". Ví dụ, sự khinh miệt đối với những người có trình độ học vấn thấp hơn, đối với những người thấp hơn trong thang bậc chức vụ ở công ty hoặc đối với những người có nền nếp văn hóa hạ lưu. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng xảy ra: "sự khinh miệt thượng thị". Đây là khi mọi người cảm thấy khinh miệt đối với những người thuộc hạng trên theo hệ phân cấp thứ bậc trực thuộc họ. Ví dụ, mọi người có thể cảm thấy khinh miệt đối với các ông chủ , đối với các nhà lãnh đạo chính phủ hoặc đối với một tầng lớp văn hóa. Trong mỗi trường hợp này, mặc dù người khinh miệt biết rằng các nhóm này vượt trội về vị thế hoặc quyền lực xã hội, họ cảm thấy những người này kém hơn về các khía cạnh khác quan trọng hơn, như tính chính trực hoặc đoàn kết.
Bởi vì sự khinh miệt vốn liên quan đến một chiếc thang xã hội đã định hình, trên thang bậc đó một số người cao hơn và những người khác thấp hơn, mức độ mà mọi người cảm thấy khinh miệt phụ thuộc vào mức độ họ tin vào sự phân loại như vậy. Những người thực sự tin rằng mọi người đều bình đẳng rất có thể sẽ không cảm thấy khinh thường người khác. Tuy nhiên, hầu hết các cấu trúc xã hội có một phân loại thứ bậc nào đó, bởi vì nó có chức năng thưởng cho những người thể hiện hành vi đáng khen ngợi và trừng phạt những người cư xử kém. Chẳng hạn, những người cảm thấy khinh miệt có sự thôi thúc muốn tách ra khỏi đối tượng họ khinh bằng cách tránh né, phớt lờ hoặc cấm cửa khỏi nhóm xã hội.
Tô Thức tức Tô Đông Pha, là nhà thơ thời Bắc Tống rất nổi tiếng, hiệu là Đông Pha cư sĩ giữ chức thông phán ở Hàn Châu. Chuyện rằng vào năm Hi Ninh thứ 4 (1071), trong một lần cải trang dạo chơi, Tô Thức sau một chặng đường dài thấm mệt, bèn ghé vào một ngôi chùa để xin nghỉ chân. Bấy giờ Tô Thức không mặc quan phục, trên người chỉ quần áo thường dân xuề xòa, giản dị. Ngó bộ dạng ngoài lếch thếch của ông, phương trượng đâm coi thường, nói chỉ một tiếng cộc lốc “Ngồi”, kế đấy quay sang tiểu hòa thượng, buông một câu cũng ngắn ngủn vậy, “Trà”. Tiểu hòa thượng biết ý tcủa sư phụ, bưng ra một chén trà cũ nguội ngắt cho khách.
Tuy nhiên, sau chỉ vài câu chuyện trò, Tô Thức bộc lộ khả năng ăn nói lưu loát và phong thái phi phàm, khiến phương trượng cảm nhận vị khách này không phải tầm thường nên mời ông vào phòng trong đàm đạo. Tại đây, phương trượng khách khí nói “Mời ngồi!”, lại bảo tiểu hòa thượng: “Kính trà!”.Đến khi biết ra vị khách chính là đại thi nhân Tô Đông Pha lẫy lừng, phương trượng càng cung kính hơn, mời lên phòng khách, nói năng trọng thị hết mực “Kính mời ngồi!”, và truyền lệnh chú tiểu “Kính trà thơm!”.
Đến lúc Tô Đông Pha cáo từ ra đi, phương trượng nài đại thi hào để vài bút tích lại cho chùa. Tô Đông Pha mỉm cười cầm lấy bút, đề liền một câu đối chỉnh chu:
“Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa”.
“Trà, kính trà, kính hương trà”.
(Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi; Trà, kính trà, kính trà thơm).
Bấy giờ phương trượng mới thấy xấu hổ ê mặt, không nói được lời nào.
Qua câu chuyện trên, bạn có thể khen ngợi sự điềm tĩnh của Tô Thức, không vì cách đối xử tệ bác của nhà sư mà nổi giận, ngược lại dùng thái độ điềm tĩnh, ung dung khiến nhà sự phải hổ thẹn. Ở đời cũng vậy, giá trị của một người đâu phải chỉ gói gọn trong vài lời nói của người khác mà phải trải qua cả một quá trình nuôi dưỡng, rèn tập. Khi đã đạt phong thái điềm tĩnh thanh cao như Tô Đông Pha thì tự khắc bạn sẽ được người khác tôn trọng.
Theo các nhà tâm lý, việc một người bị khinh thường được xem là gây tổn hại đến lòng tự trọng, tạo nên cảm giác bị người khác coi thường. Khi tất cả đọng lại thành cảm xúc trong hồn, bạn sẽ cảm thấy ức chế nặng nề do bị đạp đổ giá trị hoặc khinh rẽ. Tác hại như vậy, nên trong cuộc sống, bạn không nên quá để tâm vào những lời nói tiêu cực bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần bạn không nhỏ, trong khi đó người gieo cho bạn những cảm giác ấy vẫn ung dung thản nhiên.
Nhà văn Turgenev (Nga) nói, “Tin tưởng bản thân bạn trước, sau đó người khác mới tin tưởng bạn”. Làm gì sẽ có ai tôn trọng bạn khi chính bạn cũng tự coi thường mình? Do đó, tự tin là điều kiện cốt thiết cần có để tránh bị người khác coi thường. Hãy kiên nhẫn chờ đợi, giá trị thật sự của bạn sẽ được khẳng định qua thời gian và bằng hành động chứ không phải bằng lời miệt thị của người khác.
Hãy luôn là chính mình, làm chủ tâm trạng mình, chủ động lèo lái cuộc sống mình, tôn bồi chính mình ngày càng trở nên tốt đẹp hơn là một cách để đáp trả hoàn hảo những người xem thường bạn và cũng để cho mọi người càng yêu mến bạn thêm.

Xem baiDa hetbinh luan