Thế nào là lòng ghen tị
Ghen tị là cảm giác khi điều gì đó tốt đã xảy ra với người khác
mà không phải với bạn, và lòng bạn cứ ước thầm phải chi điều tốt ấy đã xảy ra với
bạn.
Bạn
cảm thấy ghen tị khi người khác có thứ gì đó mà bạn muốn có. Một ví dụ tiêu biểu
là khi ai đó sở hữu một món vật đắt tiền hoặc độc một không đụng hàng mà bạn
cũng muốn có như vậy, chẳng hạn như một chiếc xe hạng sang, một căn biệt thự
tráng lệ, hoặc chiếc vé xem một trận đấu thể thao có trước thiên hạ.
Tuy nhiên, cảm xúc ghen tị không chỉ giới hạn trong các thứ món
tuần vật chất. Chúng ta có thể ghen tị với người khác về trí thông minh, về ngoại
hình đẹp, vị trí xã hội hoặc mối quan hệ với một nhân vật vọng trọng. Trong mỗi
trường hợp này, bạn xác định rằng người khác tốt hơn bạn và bạn sẽ muốn những
điều tốt đẹp đó dành cho chính mình thay vì người kia. Cũng lưu ý rằng cảm giác
ghen tị bạn đang có không nhất thiết phải bao hàm bởi suy nghĩ rằng người khác
đó tốt giỏi hơn trên tất cả các mặt, ví dụ: bạn có thể ghen tị với ai đó có ngoại
hình đẹp, nhưng bên cạnh vẫn cảm thấy rằng bạn tốt hơn họ trong các lĩnh vực
khác như vị trí xã hội và trí thông minh.
Để cảm thấy ghen tị với ai đó, bạn cần đem chính mình so sánh với
người đó. Bởi vì chúng ta có xu hướng so sánh bản thân với những người chúng ta
có các tương tác trực tiếp, đua chen với họ, nên đây có thể là những người
trong không gian xã hội nhỏ của chúng ta. Vì vậy, mặc dù có vẻ hiển nhiên là
khi người khác càng tốt, chúng ta càng cảm thấy ghen tị, trên thực tế, bạn có
nhiều khả năng ghen tị với một người hàng xóm, người chỉ có vẻ hơi nhỉnh
hơn bạn về mức độ giàu có, hơn bạn đi ghen tị với một tỷ phú xa xôi.
Thường, có sự phân biệt rõ giữa hai loại tính đố kị này: ghen tị
lành tính và ghen tị độc tính. Ghen tị lành tính thì tập trung nhiều vào ý mong
muốn có được món vật, tư chất mà người khác đang có hơn, và cảm xúc sẽ được giải
quyết bằng cách có được nó. Ghen tị độc hại thì lại bao hàm thêm phán xét rằng
người khác kia không xứng đáng với điều tốt đó, vì vậy, con người ghen tị không
chỉ muốn có thứ của cải, phẩm chất kia cho mình, mà còn muốn đạp đổ, không cho
người khác có thứ kia nữa, mới hả lòng. Ví dụ, một đứa trẻ có thể ghen tị với
chị gái của mình, người có một món đồ chơi đẹp. Nếu nó ghen tị lành
tính, nó có thể đơn giản hỏi xin cha mẹ xem nó cũng có thể được mua cho món đồ
chơi đó không. Nếu nó ghen tị độc ác, nó có thể phá hư hoặc liệng mất
đồ chơi của chị gái.
Mặc dù sự đố kị thường được xem là một tình cảm gây xốn xang nhức
nhối - là một trong bảy mối tội đầu trong đạo lý Kitô giáo – tính đố kỵ thực sự
có thể truyền cảm hứng để tạo sinh một hành vi tích cực. Đại loại, nó có thể
thúc đẩy mọi người thực hiện tốt hơn để đạt được vật chất hoặc vị trí mong muốn
– nhưng điều này chỉ đúng với loại ghen tị lành tính chứ không phải ghen tị độc
hại.
Lòng ghen tị có thể gây chết người.
Lịch sử đã ghi lại rành rành những mưu thâm kế độc của những
kẻ thèm muốn sự nổi bật hoặc quyền lực người khác đang có: Julius
Caesar mất mạng vào ngày lễ công lịch (Ides of March) dưới bàn tay của hai người
bạn thân tín nhất của mình.
Shakespeare đã tôn tạo phong phú thêm cho kho tàng văn học sử
Anh bằng những câu chuyện nói về lòng ghen tị mãnh liệt dẫn đến giết người, chẳng
hạn trong truyện MacBeth.
Vua Herod xứ Judea không từ một thủ đoạn tàn độc nào để giữ vững
ngai vàng. Ông đã giết một trong các thứ phi cùng vài hoàng tử vì lo
bị tiếm ngôi. Và cũng do lòng ghen tỵ thúc đẫy, ông đã hạ lệnh tàn
sát những trẻ sơ sinh vì e sợ câu chuyện của ba nhà thông thái kể về một vị
vua vừa mới vừa sinh ra ở Bethlehem là có thật.
Tội giết người đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Thánh cũng có
nguyên do từ lòng ghen tị. Cain, con trai đầu lòng của Adam và Eve, ghen tị với
em trai Abel, vì người em được Thiên Chúa yêu quý hơn vì có lòng
thành hơn Do khi dâng của hiến tế cho Thiên Chúa Caen chỉ dâng ngũ cốc còn Abel dùng
chính máu của mình. Chúa Trời chấp nhận của dâng của Abel còn của Cain
thì không. Cơn ghen tị khiến Cain giết người em của mình.
8 dấu hiệu nhận ra một người đang ghen tị với bạn và cách ứng
phó.
1. Những lời tán dương dối lòng
Khi một ai đó ghen tị bạn, thường họ là người đầu tiên đưa ra những
lời khen có cánh dành cho bạn. Tuy nhiên, những lời này thường có vẻ không thật
và họ sẽ đưa ánh mắt khó chịu nhìn theo bạn khi bạn rời đi.
Bề ngoài họ luôn ra vẻ họ không có gì là ghen tị với bạn.
Cách để ứng phó là thật sự dành cho họ những lời khen chân thành
khi họ thực hiện được một điều gì tốt đẹp. Điều này có thể làm cho họ thấy ra bạn
là người rất mực chân thành và giúp kiềm chế cảm xúc ghen tị của họ.
Bên cạnh đó bạn phải thật thận trọng trong việc cân nhắc xem một lời khen hay
chê nào đó có ẩn ý nào hay không.
2. Hạ thấp thành công của bạn
Bất kể bạn đã làm được điều gì hay đã chăm chỉ thế nào thì những
người ghen tị sẽ luôn cố gắng làm cho mọi thứ có vẻ như chỉ do may mắn mà
có. Họ có thể đưa ra vô số lí do để xem nhẹ thành công và cố gắng của bạn. Hãy
nhớ rằng, những người ghen tị với bạn nhất chính là những người đang cần muốn hầu
hết những gì bạn đang có. Cho nên, hãy giữ mực khiêm tốn nhưng cũng ổn chắc
trong các thành công của bạn, vì bạn càng tỏ lộ họ sẽ lại càng
ghen tị hơn.
3. Phô trương thành công của họ
Người ghen tị với bạn sẽ có xu hướng phô trương thành
công của họ thậm chí trên cả mức thực tế họ đạt được. Họ có khuynh
hương bộc bạch ra những thành công này vào lúc bạn
đang hồ hởi về kết quả công việc mình.
Nhưng tại sao họ lại làm như vậy? Rất có thể vì họ không thành
công như bạn. Do đó, nếu vì họ làm vậy bạn khó chịu, bực bội chỉ
làm cho họ cảm thấy họ đang làm đúng. Thay vào đó, bạn nên
đưa ra lời khen chân thành về thành tích mà họ đạt được.
4. Họ bắt chước bạn
Một người ghen tị với bạn sẽ muốn họ nhiều lần tốt hơn
bạn, thậm chí muốn trở thành giống như bạn, để thay thế bạn. Họ có thể bắt chước
cách bạn nói hoặc cách bạn ăn mặc để cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
Thay vì cho phép điều này và để cho tâm tư nặng trĩu khó chịu, bạn
hãy cố gắng khuyến nhủ họ đi theo con đường riêng họ và dành những lời tích cực
giúp họ nhận ra rằng họ không cần trở thành bạn thì họ cũng có thể thành công
tuyệt vời.
5. Họ có tính cạnh tranh
Những người hay ghen tị có khuynh hướng cạnh tranh rất cao, họ
luôn muốn là người gặt hái thành công, bởi họ luôn cảm thấy không an toàn trước
thành công của một ai đó và muốn chứng minh bản thân.
Do đó, chính bản thân bạn cũng cần phải nhận ra rằng đây không
phải là một cuộc thi, và nếu không cần thiết, hãy từ chối tranh luận hơn
thua với họ.
6. Ăn mừng thất bại của bạn
Một người ghen tị với bạn sẽ thấy vui khi bạn mắc lỗi, hay bị
khiển trách, ngoài mặt họ vờ không thể hiện ra điều này nhưng âm
thầm tận hưởng mỗi khi bạn thất bại. Bạn luôn có thể nhắc nhở họ rằng việc phạm
sai lầm là một phần cuộc sống. Quan trọng hơn, nếu bạn không lộ cho
họ thấy bạn buồn, mà vẫn tươi tỉnh, điều này thì sẽ giảm sự thích thú
họ rất nhiều.
7. Họ nói xấu sau lưng bạn
Những người ghen tị với bạn thường sẽ khui ra những cuộc bàn tán
sau lưng bạn… toàn những nội dung không vui, thậm chí những điều họ
nói có thể rất tàn nhẫn và gây tổn thương.
Cách tốt nhất để ứng phó là đối đầu trực tiếp với họ, nêu
thẳng với họ về hành vi họ làm có thể đủ làm họ suy nghĩ lại. Bạn
nên nhớ, những rầy rà và tiêu cực từ họ dù không thể ngăn bạn
đi đến đích, nhưng có thể khiến bạn mất tập trung.
8. Họ ghét bạn
Nếu có một ai đó ghét bạn vì lý do mà bạn không thể hiểu, thì đó
chỉ có thể là vì họ ghen tị với bạn. Chuyện này rất khó mà ứng phó, bởi chúng
ta chẳng ai thích mình bị ghét mà chẳng có lý do.
Bạn có thể nghĩ nên cho người này thấy bạn là người rất
có thành ý, rất thân thiện với họ, giải pháp này chỉ tác dụng tương đối,
trong một số trường hợp sẽ trở thành vô ích. Vậy cách tốt nhất là tiễn chào những
người này ra khỏi cuộc sống của bạn, vì bạn không cần những chuyện tiêu cực vô
lý đến như thế.
Social Plugin