Bài hát có giai điệu buồn
vừa man mác vừa thâm u, vấn vít trong lòng như những sợi dây rừng chằng chịt
xanh một màu hiu quạnh.
Anh đi rừng chưa thay lá
anh về rừng lá thay chưa
phố cũ bây chừ xa lạ
hắt hiu đợi gió giao mùa
Xuân xưa mình chung đôi
bóng
xuân này mình ngóng trông
nhau
hun hút phương trời vô vọng
nhớ thương bạc trắng mái
đầu...
Dường như cánh rừng còn nói lên điều gì khác nhiều hơn là chỉ khu rừng thay đổi theo năm tháng, biểu hiện ở những lần thay lá, đổi màu. Rừng thay lá vì những biến động của thời tiết nó phải hứng chịu cách thụ động. Cũng như con người, trải qua những biến động của thời cuộc mà họ phải thụ động chấp nhận thì rồi cũng thay đổi... Nhưng ở đây thay đổi có tính chất tàn phá mà kẻ trong cuộc chỉ phải đành chứng kiến bùi ngùi trong tiếng thở dài cố nén lại.
Phố phường chừ đã đổi thay
Thương em nửa đời hoang phế
Thương ta chịu kiếp lưu đày…
Thương ta chịu kiếp lưu đày…
Những mùa vui cũ không còn nữa, mà thay vào đó là dấu tích thời gian qua đi, năm tháng hằn lại những vết trắng phau trên mái đầu xanh xưa. Đôi lứa nhìn lại nhau nhưng càng nhìn thì lại càng lạc lối trong khu rừng đã lắm lần thay lá, tưởng chừng không thể nhận ra đâu là đâu.
Cơn biến loạn sụp đổ nước
nhà như trận cuồng phong cuốn bay lá rơi xa cành. Chàng ra đi trong cơn hãi hốt
kinh hoàng, nàng ở lại cùng những tháng ngày gian nan, đổi thay quay tít của
dòng đời. Đến chừng có điều kiện để gặp lại nhau, hai bên đều ngỡ ngàng xa lạ.
Chàng thậm chí còn không thể nhận ra tiết mùa, lẫn lộn về thời gian khi di chuyển
vượt khoảng cách giữa quê hương cũ và mới… Chàng không nhận ra nữa, xa lạ quá!
Phố phường chừ đã đổi thay
Thương em nửa đời hoang
phế
Thương ta chịu kiếp lưu
đày…
Họ nhìn nhau ngượng
ngùng, chỉ còn nỗi xót xa, ngậm ngùi, thương cảm cho người và cho ta. Trong khoảng
thời gian dài xa nhau nơi phương trời xa, chàng luôm luôn tự hỏi mình rằng rừng
và lá nay đã đổi thay chưa, cũng chính là hỏi về người ấy, tượng trưng là khu rừng,
có đứng vững nỗi trước tiết trời hà khắc? Câu đáp giờ chàng đã có: thời gian thật
là tàn nhẫn, lạnh lùng. Con người, như khu rừng kia, mỗi năm qua lại một lần
thay lá… Người và rừng có gì khác nhau? Tình yêu ngọt ngào rồi cay đắng, hôn
nhân gắn bó hạnh phúc rồi tan tác buồn đau… chẳng khác nào chiếc lá và rừng cây.
“Rừng chưa thay lá” được
Huỳnh Anh sáng tác vào khoảng năm 1981. Đến nay sau 40 năm, giai điệu bolero ngọt
ngào của ca khúc này vẫn còn ngân nga trong lòng người yêu nhạc. Một điều thú vị là bài thơ được giữ nguyên
toàn bộ, không hề thay đổi chữ nào khi nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc từ bài thơ
cùng tên của nhà thơ Hoàng Ngọc Ẩn.
ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ HOÀNG
NGỌC ẨN
Nhà thơ Hoàng Ngọc Ẩn
sinh ngày 1 tháng 3 năm 1940 tại Ban Mê Thuột, quê gốc ở Thừa Thiên Huế, mồ côi
cha từ khi mới lên ba tuổi. Sự nghiệp thi ca của Hoàng Ngọc Ẩn khởi đầu với một
bài thơ được đăng trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn vào năm 1955, khi ông còn đang sống
cùng chú ở Kon Tum.
Năm 18 tuổi, Hoàng Ngọc Ẩn
vào Sài Gòn một mình, vừa đi học trường Nguyễn Công Trứ, vừa làm việc tại nhà
in Bình Minh. Về sau ông làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Biên Hoà. Thời
điểm tháng 4 năm 1975 Hoàng Ngọc Ẩn đang là trưởng phòng Công thự và Mãi dịch.
Ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên định cư tại Hoa Kỳ: cả gia đình
ông được chuyển đến thành phố Houston, Texas vào ngày 16 tháng 6 năm 1975.
Hiện Hoàng Ngọc Ẩn đang
điều hành hai tờ báo ở Houston. Một tờ là Thương mại Việt Nam, có mặt trong
làng báo từ năm 1982. Một tờ khác là Vietnam Post, xuất bản từ năm 1992. Cũng từ
năm 82, ông thành lập nhà sách Văn Hữu và đã thực hiện quyển Tuyển tập 90 tác
giả. Dần dần tiệm sách này bán thêm những băng nhạc và trở thành một địa điểm
quen thuộc với những người yêu thơ văn và âm nhạc. Nhưng đến năm 87, Văn Hữu
ngưng hoạt động sau khi Hoàng Ngọc Ẩn ly hôn với người vợ đầu tiên. Trong khoảng
thời gian từ năm 89 đến 96, ông thành lập phòng thu Hạ Quyên cũng như khai thác
nhà hàng ca nhạc Song Long ở Houston.
Hoàng Ngọc Ẩn được mệnh
danh là người mang thi ca đến với âm nhạc. Thơ ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc
và phổ biến rộng rãi: Phạm Duy với các bài Tháng tám mưa mây, Buồn xưa, Hãy trả
lại em, Trong mộ chiều xuân; Phạm Đình Chương với bài Cho một thành phố mất
tên; Huỳnh Anh với bài Rừng lá thay chưa, Việt Dzũng với Tự trầm, Bài Tango cuối
cùng, Bên đời hiu quạnh, Thung lũng chim bay; Trần Quan Long với Sóng sầu,
Thành phố quạnh hiu; Song Ngọc với Sài Gòn vĩnh biệt tình ta, Một thoáng ngậm
ngùi; Lê Uyên Phương với Mưa rơi, Ta vẫn còn sầu, Sài Gòn yêu dấu; Trầm Tử
Thiêng với Bài Tango cho người tình lỡ; Lê Dinh với Tình ca người mất quê
hương… và nhiều nhạc sĩ khác.