SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG
VƯƠNG TIẾNG THỞ...
Bài hát chứa đựng nỗi buồn
của người cô quạnh bị bỏ lại, hồi ức về phút tiễn đưa, cảm giác hụt hẫng không
cùng như “rớt giữa hư vô”, cùng viễn cảnh một mình một bóng sắp tới đầy e sợ
trong những đêm vò võ nhưng không thể ngăn được… Đưa tiễn nhau đi NGẠI những
đêm mơ. Đến mơ mà cũng phải e ngại không dám, thật tội nghiệp. Nhưng người phụ
nữ bị bỏ lại bơ vơ này biết mình sẽ mơ thấy gì? Không gì khác ngoài những cảnh
tình tứ phút ban đầu tái hiện:
Đêm chập chờn buông lên
giấc mộng
Em vẫn thường gặp anh như
lúc xưa nơi sân trường.
ANH LÊN ĐƯỜNG TRĂM HƯỚNG HAY
LẠC HƯỚNG?
Theo sheet nhạc xưa thì
rõ ràng tác giả Mạnh Phát ghi là "lạc hướng", nhưng không rõ ông ghi
trong hoàn cảnh nào của đôi người nam nữ liên quan. Cũng rất có thể là ông miêu
tả hoàn cảnh éo le giữa ông với một phụ nữ "ngoài luồng" mà sau khi
ông mất gia đình mới biết (theo các tài liệu online). Thân thế người phụ nữ này
ra sao? Cứ dựa trên những ca từ mà tìm ra manh mối thì rất có thể ông chinh phục
một cô gái khi cô này còn là nữ sinh (trường hợp giống như ca sĩ Chế Linh chinh
phục người vợ thứ 3 Thúy Hằng một dạo nổi đình đám vì ca sĩ người Chàm đã dụ dỗ
gái vị thành niên chưa tròn tuổi!).
Trở lại với manh mối "học sinh" trong bài hát, người ta thấy ở câu này: Đêm chập chờn buông lên giấc mộng Em vẫn thường gặp anh như lúc xưa NƠI SÂN TRƯỜNG.
Trở lại với manh mối "học sinh" trong bài hát, người ta thấy ở câu này: Đêm chập chờn buông lên giấc mộng Em vẫn thường gặp anh như lúc xưa NƠI SÂN TRƯỜNG.
Vậy thân thế người phụ nữ này thật sự thế nào?
Nhạc sĩ Mạnh Phát vốn là
người khá kín tiếng trong chuyện tình cảm lẫn cuộc sống riêng tư nên không có
quá nhiều người biết rõ về cuộc đời ông.
Những người thân trong
gia đình ông cho biết, nhạc sĩ Mạnh Phát là người nghiện rượu nặng. Ông thường
hội họp cùng bạn bè uống rượu, trao đổi đề tài và lấy cảm hứng sáng tác. Cô
Hương – con dâu nhạc sĩ Mạnh Phát chia sẻ rằng: “Ba chồng tôi rất dễ chịu,
thoải mái với con cái, không hà khắc, khó khăn gì hết. Tuy nhiên ông rất thích
uống rượu. Sáng sớm ông đi đến chiều tối mới về nhưng gia đình tôi quen rồi. Những
lúc như thế ông mới sáng tác ra nhiều ca khúc hay được. Mẹ chồng tôi là người
hiền lành, hiểu chuyện”. Cũng vì thói quen lang thang uống rượu nên nhạc sĩ Mạnh
Phát “nảy nở” một mối tình bên ngoài mà mãi đến khi ông mất gia đình mới biết
chuyện. Con dâu nhạc sĩ tiết lộ: “Vào ngày tang của ba, có một người phụ nữ
ôm con đến xin được để tang ông. Nhưng lúc đó gia đình tôi không chấp nhận nên
họ ra về. Người phụ nữ đó là người mà ba tôi quen lúc ông hay ra ngoài uống rượu”.
Số
là trong thời
gian ở Huế, nhạc sĩ quen biết và say đắm trước nhan sắc của cô gái trẻ tên Hoa.
Vì công việc mà nhạc sĩ Mạnh Phát và cô Hoa gặp nhau, hẹn hò vào buổi tối nên
ông lấy đó làm cảm xúc viết lên ca khúc ngọt ngào, da diết Hoa nở về đêm. “Chuyện
từ một đêm cuối nẻo một người tiễn một người đi. Đẹp tựa bài thơ nở giữa đêm
sương nở tận tâm hồn. Chuyện một mình tôi chép dòng tâm tình tặng người chưa biết
một lần. Vì giây phút ấy… tôi tình cờ hiểu rằng… tình yêu đẹp nghìn đời là tình
yêu khi đơn côi…”, đó là những lời bài Hoa nở về đêm mà Mạnh Phát viết cho
cô gái.
Con dâu của nhạc sĩ Mạnh
Phát kể thêm: “Sau này tôi có gặp một người phụ nữ tên Hoa. Cô ấy nói là bạn cũ
của ba và ca khúc Hoa nở về đêm của ông chính là sáng tác tặng cho người ấy. Cô
Hoa rất nhiều lần cố gắng liên lạc với gia đình tôi. May mắn sao cuối cùng tôi
và cô ấy cũng gặp được nhau và nghe lại chính câu chuyện tình ngày xưa của hai
người”.
Sương Lạnh Chiều Đông do Sơn Tuyền trình bày
Sương Lạnh Chiều Đông do Sơn Tuyền trình bày
“HOA” NỞ MỘT LẦN THÔI
Người phụ nữ ấy, ta cũng
bắt gặp đầy đủ tư chất diện mạo, cảnh ngộ đơn lẻ trong bài hát “Hoa nở một lần thôi” cùng tác giả Mạnh Phát. Ở đây tác giả ngụ ý gì? Rất có thể ông ám chỉ tình yêu đầu đời người con gái đã
trao và chỉ một lần ấy thôi. Ông là người đã ngắt cánh hoa và từ đó đời người phụ
nữ buộc ràng mãi vào ông, trong niềm ray rứt thỉnh thoảng khi nhớ chính ông là nguồn cơn đưa đã đến niềm trái
ngang bẽ bàng sâu kín mà cô này nhận chịu.
Nghe kỹ bài này bạn sẽ thấy
những ý phảng phất bài "Hoa nở về đêm" của ông. Lẽ tất nhiên vì ông gởi gấm cùng nỗi lòng trong bài hát này, đến người
phụ nữ có tên là Hoa, người tình "ngoài luồng" khi ông đã có gia
đình. Hoa nở 1 lần thôi ý nói người phụ nữ chỉ có 1 lần yêu trọn vẹn trong đời và người này đã trao (lầm?) vào ông. Niềm u uẩn chất chứa
trong lời hát có thể khiến ta hiểu ý ông cũng định gởi gấm như vậy, và đó
cũng là lý do vì sao ông thay người phụ nữ mà than thở rằng ANH LÊN ĐƯỜNG
LẠC HƯỚNG…
Hoa Nở Một Lần Thôi do Minh Hiếu trình bày
Hoa Nở Một Lần Thôi do Hương Lan trình bày
“HOA” NỞ VỀ ĐÊM
Hiểu rõ câu chuyện rồi,
giờ ta rõ rằng “Hoa nở về đêm” không phải loài hoa nở rực, ngát mùi vào ban đêm
nào cả như hoa quỳnh, hoa dạ lý… Tuy nhiên về phương diện ẩn dụ, loài hoa chỉ
ngát, chỉ tươi tắn về ban đêm này chắc dành để trỏ một mối tình nồng
nàn, nhưng đáng tội là phải thậm thụt, len lén không chưng phô về ban ngày mà
chỉ “nở về đêm”. Mối tình của loài hoa “chỉ nở một lần” ấy thật tội nghiệp, thật
nên thơ, thật hiếm hoi quy báu cho đời người mà chỉ những ai diễm phúc lắm
mới được trao cho tấm tình tương tự nhỉ, như tác giả đã cảm khái mà rằng:
‘Ai
lớn lên không từng hẹn hò không từng yêu thương
Nhưng có mấy người tìm được
một tình yêu ngát hương…’
Hoa Nở Về Đêm do Giang Tử-Hương Lan trình bày
Hoa Nở Về Đêm do Giang Tử-Hương Lan trình bày
Social Plugin