Phim Loan Mắt Nhung Thanh Nga

Trong hàng ngũ nhà văn viết về du đãng trước 1975, Nguyễn Thụy Long là một tên tuổi đầy uy tín. Tác phẩm của ông là món ăn tinh thần hàng ngày của các độc giả nhật báo. Họ theo dõi không chán những câu chuyện phơi bày về một mặt trái của Sài Gòn hoa lệ. Phía sau vẻ ngoài hào nhoáng của hòn ngọc viễn đông là một thế giới sống theo những quy luật khác. Ở đây là thế giới của những tay du đãng, bất lương, những gái giang hồ. Họ là những hạng loại đã bị gán nhãn là “cặn bã của xã hội”, một thế giới chỉ gồm toàn những người khuấy động xã hội và phạm tội, luôn đối đầu với cảnh sát.

Tuy nhiên dưới ngòi bút của những nhà văn này, thế giới cặn bã ấy được thi vị hoá, trở nên có sứ hấp dẫn lạ thường. Du đãng trở nên một lối sống, một ngõ ngách giải toả nhất thời cho một bộ phận thanh thiếu niên mất phương hướng, thiếu lý tưởng trên một đất nước triền miên chiến tranh. Đấy là thực trạng của xã hội miền Nam vào những năm 1960-1970. Nguyễn Thụy Long rút chất liệu từ những thảm trạng của xã hội để làm nguồn sáng tạo cho mình.



Lối viết của Nguyễn Thụy Long bình dị, văn phong gần gủi ngôn ngữ nói, dù bạt mạng nhưng vẫn đứng đắn, nghiêm trang. Truyện đầu tay của Nguyễn Thụy Long là Vác Ngà Voi (1965). Lần lượt ông cho ra mắt tiếp theo các truyện Sầu Đời, Bước Giang Hồ, Vòng Tay Đàn Ông, Chim Trên Ngọn Khô cùng năm 1967 . Cũng trong năm 1967, Loan Mắt Nhung là tiểu thuyết được độc giả đón nhận nồng nhiệt.

Ngay lập tức, các nhà làm phim Sài Gòn bấy giờ đưa ý tưởng chuyển thể Loan Mắt Nhung vào tầm ngắm ngay. Bộ phim được giao cho đạo diễn Lê Dân thực hiện. 

Loan Mắt Nhung kể chuyện về một gã du đãng mang tên như thiếu nữ là Loan. Hắn được giới giang hồ tặng cho biệt hiệu “Loan mắt nhung” vì sở hữu đôi mắt đen lay láy mịn như thảm nhung, lại thêm hàng mi cong vút, gương mặt thanh tú với sống mũi cao, hàm răng trắng đều như hạt bắp nhoẻn ra khi hắn nói chuyện khiến say cả lòng người. Loan tạm trú ở bến xe. Cũng không ai biết hắn từ đâu đến, hoàn cảnh nào mà phải sống du thủ du thực, ngủ bờ ngủ bụi, cơm quán cháo chợ... Còn về nghề nghiệp, tất nhiên hắn là du đãng, cầm đầu nhiều tay đàn em ở bến xe.



Tuy vậy, trong thâm sâu của Loan Mắt Nhung luôn là một khao khát được trở về sống đời lương thiện cũ. Trong trái tim ngỡ lạnh băng của Loan luôn ngụt cháy hình ảnh Xuân, người yêu của thuở ngày xưa ấy. Nhưng khốn thay, những kẻ bạo tạn đã giày vò, hãm hại Xuân đến chết. Cuồng phẫn đến tột độ, Loan đã ra tay xoá sạch tất cả những tên khốn có liên quan, rồi sau đó tự tìm đến ty cảnh sát nộp mình, kết thúc quãng đời tuổi trẻ phung phí trong niềm ray rứt không nguôi.

Nhạc phẩm trong phim "Loan Mắt Nhung" sáng tác bởi Huỳnh Anh. Elvis Phương hát


Xem baiDa hetbinh luan