Hoàn cảnh sáng tác bài nửa hồn thương đau bất hủ

Khi nhà văn Văn Quang cho ra mắt quyển tiểu thuyết Chân Trời Tím, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những người đọc sớm nhất. Câu chuyện tình đầy éo le trong câu chuyện giữa cô ca sĩ và người lính khiến ông rất tâm đắc. Từ đó những nốt nhạc đầu tiên của bài hát Chân Trời Tím ra đời.

Bấy giờ chưa có dự án làm phim nào cho quyển tiểu thuyết cả, và Trần Thiện Thanh sáng tác bài hát thuần tuý do cảm xúc âm nhạc tự phát chứ không hề nghĩ ông làm trước bài nhạc nền cho bộ phim. Dù vậy, bản nhạc Chân Trời Tím-Trần Thiện Thanh rất được thịnh hành và được trình bày thường xuyên trên các đài phát thanh cũng như các sân khấu ca nhạc.

Chỉ đến hai ba năm sau mới có ý tưởng thực hiện phim Chân Trời Tím. Bấy giờ bản nhạc coi như đã cũ quen với công chúng. Hiệp hội các hãng phim quyết định sẽ làm nhạc nền cho bộ phim hoàn toàn mới lạ, vì mọi thứ liên quan đến bộ phim này đều mới cả, như kỹ thuật quay phim Cinemascope, technicolor. Và thế là Liên Ảnh Phim “đặt hàng” cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác bản nhạc này.

Theo lời nhà văn Văn Quang sau này thuật lại, việc sáng tác bài hát của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng có đôi chỗ thuận lợi. Vốn khi xuất bản cuốn Chân Trời Tím, Văn Quang có tặng cho Phạm Đình Chương một bản, nên nội dung cốt truyện nhạc sĩ cũng đã nắm. Quả nhiên chỉ sau đó một tuần đã có bản nhạc Nửa Hồn Thương Đau giao cho hãng phim.
Bản nhạc Nửa Hồn Thương Đau nói lên tâm sự đau buồn của nhân vật chính trong phim khi anh phải vội chia tay với người yêu để trở lại với chiến trường và đồng đội, dù trên mình vẫn mang đầy thương tích. Ở một khía cạnh khác còn là niềm riêng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương về niềm cay đắng đến chết nửa thân người khi chia tay với người vợ cũ (là ca sĩ Khánh Ngọc).

Ai đã gây ra “Nửa Hồn Thương Đau”

Cần nói thêm một chút về vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương Ca sĩ Khánh Ngọc thời ấy được giới hâm mộ tặng cho biệt danh “ca sĩ núi lửa” do ở thân hình bốc lửa và nét kiểu diễm kiêu sa. Khánh Ngọc dù đã có gia đình vẫn được nhiều đàn ông mê tít hồn.

Thế nhưng oái oăm thay người đã tặng cho Phạm Đình Chương đôi sừng rỉ máu không là một kẻ nào xa lạ từ ngoài nhân thế. Ác nghiệt thay kẻ đang tâm ấy lại là ông anh rể nhạc sĩ Phạm Duy của ông, chồng người chị ruột Thái Hằng.

Về cuộc loạn luân ăn vụng này của Phạm Duy, báo chí thời ấy đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực, và gần như cả Saigon đều biết. Phạm Đình Chương bắt tận tay day tân mặt ông anh rể đưa vợ mình đi tò te tận miệt ngoại thành Nhà Bè – Gia Định. Ngay lập tức sáng hôm sau, gần như trên trang nhất vài chục tờ báo Saigon đều đăng tải về xì căng đan “ăn chè Nhà Bè” của Phạm Duy.

Dù Phạm Duy bấy giờ dùng thế thân quen, xin Bộ Thông tin VNCH ngăn các báo không cho đưa tin “phóng sự điều tra” Nhà Bè nữa, nhưng càng bịt lổ mội lại càng làm nước xoáy vào mạnh thêm. Các báo càng khai thác tợn hơn. Phạm Đình Chương nhục nhã quyết định nộp đơn lên tòa án xin ly dị Khánh Ngọc. Kết thúc phiên tòa, quyền nuôi đứa con trai thuộc về Phạm Đình Chương.

Sau biến cố chết nửa hồn người này, Phạm Đình Chương không tâm trí nào đi biểu diễn cùng Ban hợp ca Thăиg Long như trước. Ông sống thui thủi một mình, không giao thiệp với ai ngoài nhân thế. Trong khoảng thời gian này, nhiều bài tình ca ai oán đã ra đời như “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”...

Có lần vào một đêm mưa gió, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội ở Sài Gòn. Ông có nhã ý đưa vợ cũ về nhà nối lại tình xưa, bỏ qua tất cả nhưng Khánh Ngọc lạnh lùng từ chối... Cũng trong đêm đó ông cho ra đời tuyệt phẩm “Nửa hồn thương đau”.

Xem baiDa hetbinh luan