7/3/21

Tàu Đêm Năm Cũ Trúc Phương sáng tác trong hoàn cảnh nào

 on  
In ,  

Tàu Đêm Năm Cũ Trúc Phương là cảnh chia tay phổ biến những năm đầu '60 

Những năm của thập kỷ 60, chia ly nhau trên sân ga là một hình ảnh tràn đầy xúc động rất phổ biến. 
Ngày ấy, ít ai mà không đã trải qua một lần chia tay đầy lưu luyến trên sân ga. 
Hoàn cảnh bịn rịn chia tay xảy ra khá thường xuyên giữa các người thân trong gia đình, giữa bạn bè với nhau. Tất nhiên không gì não nề hơn khi cảnh chia ly diễn ra giữa hai người yêu nhau.

Tàu Đêm Năm Cũ Trúc Phương hoàn cảnh sáng tác

Trên chuyến “Tàu đêm năm cũ” ấy, người lên đường là một trang nam nhi. Họ ra đi để chu toàn trách nhiệm người công chức và sĩ quan. Tình hình bấy giờ là tổng thống Ngô Đình Diệm thực thi chính sách hoán đổi nhiệm sở giữa các sĩ quan, công chức với nhau. Người nào đang công tác tại miền Nam phải thuyên chuyển ra Trung, và ngược lại.

Sau lệnh tổng thống ban hành năm đó (1962), những đêm im ắng Sài Gòn trở nên rộn rịp những khi đêm về sáng. Từng tốp cư dân thành đô rời nhà khi đêm vẫn còn chưa tàn để “đưa tiễn người trai lính về ngàn”.

Họ có thể là cha mẹ đi tiễn con, anh chị em hay bạn bè đi tiễn nhau. Nhưng phần cảm động nhất trong mọi cuộc chia ly sân ga ấy vẫn là thuộc về một người thương tiễn người thương. Có thể là người vợ mới cưới, hay chỉ mới là người yêu.

Hai người muốn nói với nhau rất nhiều lời, nhưng giờ tàu chuyển bánh đã sắp sửa. Thay cho những lời muốn nói, có một động tác giá trị bằng vạn lời nói. Còn gì khẳng định hơn khi “Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày mai” – một động tác thể hiện sự sắt son chung thủy. Động tác làm người ra đi tin tưởng người ở lại.

Rồi nàng đứng trông theo con tàu xa dần, đến khi khuất hẵn tận chân trời mới lủi thủi quay về, mang theo niềm sầu nhớ khắc khoải.

Từ đó, cuộc sống nàng chỉ là những ký ức rộn ràng khi chập chờn nửa đêm về sáng. Nàng trằn trọc chờ nghe tiếng tàu đêm vang vọng, và tưởng rằng trên một trong những chuyến tàu đó có người phong sương đang quay về đoàn tụ với mình...

Nhưng đó chỉ là tiếng hồn kỷ niệm xa xăm của “Tàu đêm năm cũ”.

 

Ảnh trên: Bức ảnh này cho thấy địa điểm sẽ trở thành Ga Sài Gòn.

Tàu Đêm Năm Cũ Trúc Phương và tiếng hát Thanh Thuý

Bài hát “Tàu đêm năm cũ” phổ biến đến chóng mặt liền sau khi nó ra đời. Ngoài ra bài hát còn làm vang dội cho tên tuổi giọng hát Thanh Thuý. Từ đầu xóm, cuối ngõ... đâu đâu người ta cũng nghe Thanh Thuý qua đĩa nhựa, trên đài phát thanh. Người ta nghe để hồi nhớ phút giây từ biệt, để thấm thía thêm nỗi chờ mong. Người ta nghe như một sự an ủi mà tiếng hát liêu trai đầy diễm ảo mang lại.

“Tàu đêm năm cũ” là một bài hát cực kỳ thành công của Trúc Phương và đã chắp cánh cho tiếng hát Thanh Thuý

 


Họ đã tiễn nhau ở nhà ga nào trong Tàu Đêm Năm Cũ 

Đó chính là Ga Sài Gòn nằm chếch về bên phải cửa nam chợ Sài Gòn, giới hạn bởi các con đường Phạm Ngũ Lão và Lê Lai. Có một nhà ga xe lửa khác về sau này được quen miệng gọi là Ga Sài Gòn chỉ được đưa vào sử dụng từ sau khi chính quyền Nam Việt Nam chấm dứt tồn tại (1975). Tên gọi đích xác nó là Ga Hoà Hưng. Ga Sài Gòn chính tông nằm ngay trung tâm Sài Gòn, chếch về một bên của bùng binh Sài Gòn và đối diện với chợ Bến Thành. Nhà ga này có lịch sử tồn tại lâu đời hơn Ga Sài Gòn mới (hay Ga Hoà Hưng). 

Nhà Ga Sài Gòn chính hiệu ấy được thiết lập bởi người Pháp khi Nam Kỳ còn là xứ thuộc địa. Nhà ga và các tuyến đường sắt đã bị dỡ bỏ vào cuối những năm 70. Những gì còn lại của nhà Ga Sài Gòn bây giờ là... không còn gì hết. Nó đã được cải tạo thành một công viên khá đẹp và rất nổi tiếng. Chạy dọc một bên công viên là đường Phạm Ngũ Lão, khu vực cư trú nhộn nhịp của những du khách “tây ba lô”. Điều thú vị là nhà ga đầu tiên được xây dựng cho hệ thống tàu điện ngầm mới ở Sài Gòn sẽ nằm ngay dưới công viên cải tạo lại từ nhà Ga Sài Gòn cũ này và sẽ mang tên là Ga "Bến Thành".

Ảnh trên: Ga Sài Gòn nằm bên trái đối diện chợ Bến Thành. Ảnh được phía báo chí cho là được chụp vào những năm 1920.

Ảnh trên: Bản đồ thời Pháp hiển thị vị trí của nhà ga thuở ban đầu (được xác định là "Chợ trung tâm").


 
Ảnh trên: Đối với những người rành rẽ về Sài Gòn, bản đồ này cung cấp cho bạn một cái nhìn sơ nét về khu vực mà nhà ga cũ toạ lạc. Đường Phạm Ngũ Lão St nằm phía dưới cuối ảnh bản đồ.

Ảnh trên: Nhà ga Sài Gòn (Le Gare de Saigon) thời Pháp. Hãy chú ý những đèn thắp bằng khí đốt trên sân ga.

Ảnh trên: Nhà ga nằm bên trái, có dãy rào sơn trắng bao bọc. Nhà ga dường như không thay đổi gì nhiều suốt những năm 1920 cho đến khi nó được dở bỏ vào cuối thập niên 70.

Ảnh trên: Hình ảnh sinh hoạt người dân trước Ga Sài Gòn vào khoảng độ cuối những năm 40 hoặc 50. Ảnh trên: Ga Sài Gòn thời Pháp. Lưu ý bạn cảnh những xe 'xích lô' xếp hàng chờ bên ngoài.


Ga Sài Gòn Cũ những năm '60, '70

Ảnh trên: Khu vực ga nhìn về hướng vòng xoay Bến Thành. Tít đàng xa phía góc trên bên trái vẫn trông rõ mái ngói đỏ của tòa nhà trụ sở Nha Đường sắt Đông Dương. Cho đến thời điểm bài viết này toà nhà vẫn tồn tại.

Ảnh trên: Tòa nhà Nha Đường sắt Đông Dương vào năm 2011.

Ảnh trên: Toàn cảnh trong nhà Ga Sài Gòn nhìn thẳng hướng về phía Đông. Lổn ngổn rất nhiều những toa xe mới nhập do Hoa Kỳ chế tạo, nhưng không thấy có một đầu máy xe lửa nào cà.

Ảnh trên: Phía trên nhìn xuống "sân ga số 3" và một nhà kho vận chuyển hàng hóa. Ảnh chụp năm 1966.

Ảnh trên: Hai bức ảnh khu vực nhà ga được chụp vào những năm 1960.

Ảnh trên: Bức ảnh này cho thấy số lượng lớn những toa tàu được chế tạo tại Mỹ. Có thể chính phủ Việt Nam Cộng Hoà vừa nhận lô hàng này như viện trợ của Hoa Kỳ. Ảnh chụp năm 1966.

 

Ảnh trên:  Nhìn từ phía tây thẳng tới gần dãy hàng rào cổng ga là "Sân ga số 1'. Ảnh chụp khoảng 1970-71.

Ảnh trên: Toàn cảnh khi trông về hướng Tây. Lưu ý dãy kho bãi bên trái và khu vườn nội bộ.

Ảnh trên: Các toa hành khách  trước "Sân ga số 1", các toa chứa hàng bên phải. Ảnh năm 1970-71.

Ảnh trên: Bây giờ là 12 giờ 45 trên mặt đồng hồ ghi tiếng Pháp và do Pháp sản xuất của nhà ga.

 

Ảnh trên: Tòa nhà "sân ga 1". Nếu nhìn kỹ mái nhà, có vẻ tòa nhà ban đầu đã được mcơi nới rộng ra gấp hai lần.

Ảnh trên: Trước nhà ga. Nhiều xe xích lô khi trước đã được thay thế bằng loại xe lam ba bánh tiện dụng tính giá chuyên chỡ rẻ. Loại xe lam này là phiên bản nhỏ hơn của xe "Jeepney" của Philippines.

Share: