“Vào những ngày trong đời con người khi mà độ tuổi họ cảm nhận ở mình tiệm cận sát với độ tuổi lý tưởng, khi đó mọi người thường có xu hướng mang một tâm trạng tích cực hơn. Và, xét theo bình quân, những người thường hay phàn nàn về sức khỏe cũng có Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (SAD) cao hơn."
Một nghiên cứu mới đây đưa ra khái niệm về Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (Subjective age discordance – SAD). Thuật ngữ này chỉ sự khác biệt giữa độ tuổi đời chúng ta cảm nhận về mình và độ tuổi chúng ta ước muốn đang được sống.
Nghiên cứu mới có thể vén mở những hiểu biết tường tận hơn về sự quan hệ giữa quan điểm của mỗi người về sức khỏe và tuổi già của họ.
Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (SAD) là sự khác biệt giữa độ tuổi bạn cảm nhận về mình và bạn muốn mình sống ở độ tuổi nào. SAD là một khái niệm khá mới trong tâm lý học tuổi già.
Dẫu sao, nghiên cứu cho đến giờ này đã sử dụng SAD để xem xét các dữ liệu hàng dọc. Nó cũng xem xét quan điểm của mọi người về sự già hóa đã tiến hoá như thế nào qua những tháng năm dài.
SAD được xác định bằng cách lấy cảm nhận chủ quan của bạn về tuổi mình, trừ đi số tuổi bạn muốn, rồi chia cho tuổi thực của bạn. Điểm này càng cao, bạn càng cảm thấy mình già hơn mức tuổi bạn thèm muốn.
Các nhà nghiên cứu đã quy tụ 116 người trong độ tuổi 60-90 cùng 107 người trong độ tuôi 18-36. Những tình nguyện viên được yêu cầu mỗi ngày điền vào một bản khảo sát trực tuyến, liên tục trong tám ngày. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá mức độ cảm nhận tuổi ở họ mỗi ngày, độ tuổi lý tưởng họ muốn. Bên cạnh, nghiên cứu còn theo dõi biến đổi tâm trạng họ trong suốt cả ngày (tích cực hoặc tiêu cực). Đồng thời nghiên cứu cũng ghi nhận từng thoáng căng thẳng họ trải qua, hay sự phàn nàn nào về thể chất (đau lưng hoặc các triệu chứng cảm lạnh, v.v...)
Nhà đồng nghiên cứu Neupert nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng cả người lớn tuổi lẫn thanh niên đều trải qua SAD. Biểu hiện SAD thấy rõ rệt nơi người lớn tuổi, hẵn nhiên. Cũng thật thú vị khi phát hiện nơi những người trẻ tuổi xảy ra dao động ngày qua ngày nhiều hơn.”
Jennifer Bellingtier, thuộc Đại học Friedrich Schiller, Jena và tác giả đầu tiên của bài báo về Tâm lý học và Lão hóa, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi đang phải chịu những lực thúc bó và lôi kéo nhiều hơn.
“Những người trẻ tuổi lo lắng về những định kiến tiêu cực liên quan đến việc họ bị già đi. Cũng có thể họ đang phải đối phó với những định kiến tiêu cực liên quan đến thế hệ trẻ họ đang sống và ước gì họ có một số đặc quyền và địa vị liên quan đến tuổi già”.
Có hai phát hiện phụ nổi bật.
Bellingtier nói: “Vào những ngày trong đời con người khi mà độ tuổi họ cảm nhận ở mình tiệm cận sát với độ tuổi lý tưởng, khi đó mọi người thường có xu hướng mang một tâm trạng tích cực hơn. Và, xét theo bình quân, những người thường hay phàn nàn về sức khỏe cũng có Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (SAD) cao hơn."
Cả hai phát hiện đều không làm cho ai ngạc nhiên. Dù vậy, hai phát hiện cho thấy giá trị của khái niệm SAD khi sử dụng như một công cụ tìm hiểu quan điểm của mọi người về tuổi tác và lão hóa. Nghiên cứu ấy cũng có thể cung cấp một hướng tiếp cận mới đối với cách chúng ta nghĩ về việc lão hóa, cũng như ảnh hưởng của việc lão hóa đối với sức khỏe.
Neupert nói: “Nghiên cứu trước đây phát hiện rằng mức tuổi bạn cảm nhận chủ quan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Các biện pháp đề ra là giải pháp can thiệp tập trung bằng một số nỗ lực làm cho mọi người cảm thấy trẻ hơn.
Bellingtier nói: “Cách tiếp cận đó có vấn đề, ở chỗ vô hình chúng nó khuyến khích việc đặt nặng tuổi tác giấy tờ. Những phát hiện mới cho thấy có một cách tiếp cận khác để cải thiện sức khỏe. Đó là tìm cách giảm bớt độ chênh lệc cảm nhận tuổi tác này. Nói cách khác, thay vì nói với mọi người rằng hãy cảm thấy trẻ trung, chúng tôi có thể giúp mọi người bằng cách khuyến khích họ nâng cao tuổi sống ‘lý tưởng’ của mình ”.
(Theo news.ncsu.edu)