Nước
tương là một loại gia vị độc đáo của châu Á. Món nước gia vị được nấu bằng đậu
nành đã cho lên men. Nước chấm có hương vị đậm đà thơm nồng. Ngoài việc dùng
nêm nếm để tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn như mì và cà ri, nước tương còn
tạo cho các món ăn một màu sắc đẹp mắt.
Thành
phần nguyên liệu điển hình của một loại nước tương bao gồm đậu nành, nước, lúa
mì, muối và một chủng loại nấm. Nấm đó được dùng để khởi động quá trình lên
men. Nhiều nhãn hiệu nước tương bán trên thị trường có hàm lượng natri cao nên
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thực may bạn có thể tự nấu nước tương ở nhà
chỉ với một chút kiên nhẫn, thời gian và rất ít nguyên liệu.
Dưới
đây là cách thực hiện.
2. Rửa và ngâm đậu nành
Đậu
nành là loại đậu nhỏ có màu vàng ngà đậm. Đầu tiên, bạn đong chừng 4 cốc đậu
nành vào thau. Kế đó vo rửa đậu thật sạch và để ráo nước. Tiếp theo, bạn đổ đầy
18 cốc nước vào một chậu, đoạn cho đậu nành vào và ngâm trong 24 giờ.
3. Xả, nấu và nghiền
Lưu
ý đậu nành được ngâm phải nở gấp đôi kích thước ban đầu trước khi bạn bắt đầu
nấu. Để bắt đầu, bạn xả phần nước ngâm. Kế đó, cho đậu nành vào nồi nấu không
đậy nắp ít nhất trong 4 đến 5 giờ trên lửa vừa và cao. Bạn cũng có thể dùng nồi
áp suất nếu muốn đậu nành chín nhanh. Khi dùng nồi áp suất, thêm 1 chén nước
vào nồi đậu nành rồi đậy nắp lại. Nấu trên lửa lớn trong 20 phút. Sau khi đã
nấu chín đúng cách, nghiền đậu nành thành hỗn hợp nhuyễn bằng máy xay thực phẩm
hoặc cối cùng chày.
4. Thêm bột mì
Cho
4 chén bột mì vào mẻ đậu nành vừa xay. Nhào kỹ bột cho đến khi đậu nành quyện
đều với bột mì. Trong khi này bạn không thêm nước vào.
5. Bắt đầu cho lên men
Ủ
sinh nấm mốc Koji là phương pháp nuôi cấy loại vi khuẩn có tên khoa học là
Aspergillus oryzae. Vi khuẩn này giúp lên men tương hột. Bột men khuẩn có vẻ
ngoài ram ráp do nó được tạo ra bằng phương pháp cấy vào hạt gạo. Bạn có thể dễ
dàng mua nó trực tuyến. Không may là không có giải pháp nào thay thế cho quy
trình ủ men Koji để khởi động quá trình lên men cho nước tương. Bạn rắc ‘bột
men koji’ lên hỗn hợp bột mì và bột đậu nành vừa rồi theo hướng dẫn trên bao
bì. Đây là một bước quan trọng trong khi làm nước tương, vì koji mang đến cho
nó một hương vị thơm ngon đặc biệt. Nếu bạn không thể tìm thấy bột koji, đừng
lo vì đã có phương pháp thay thế (tuy lâu hơn). Phần cuối bài sẽ hướng dẫn điều
này.
6. Chuyển hỗn hợp ra khay rộng và để yên
cho dậy men
Trải
đều hỗn hợp đậu nành trong khay thủy tinh hoặc thép không gỉ sâu thành một lớp chừng
5 cm. Tách xếp hỗn hợp thành từng khối, mỗi khối cách nhau từ 5 đến 7 cm. Chú ý
việc xếp không đồng đều có thể tạo thành những 'điểm nóng', nơi đó ở một số vị
trí nấm mốc phát triển hơn các vị trí khác. Để nấm mốc tăng trưởng đồng đều bạn
đên để khay ở nơi ẩm ướt và ấm áp trong 2 ngày mà không bị xáo trộn. Lưu ý rằng
khi bắt đầu lên men, hỗn hợp sẽ có mùi. Vì vậy, hãy đặt nó ở một nơi nào đó
không làm phiền khứu giác bạn.
7. Làm nước muối
Trong
16 cốc nước, hòa tan 3 ½ cốc muối biển hoặc muối hột. Trộn cho đến khi muối kết
hợp hoàn toàn với nước. Nước muối này rất quan trọng vì nó sẽ bảo vệ khối đậu
nành khỏi sự phát triển của vi khuẩn không mong muốn trên bề mặt khi nó lên
men.
8. Thả các khối đậu nành khô vào nước
muối và để nó lên men
Cho
khối đậu nành khô của bạn vào một cái lọ lớn và đổ nước muối lên trên. Phải có
đủ không gian trên cùng để bạn có thể khuấy nó thường xuyên. Đặt bình ở nơi ấm
và ẩm để không bị xáo trộn. Dùng thìa hoặc thìa có tay cầm dài để khuấy mỗi
ngày một lần trong tuần đầu tiên và một lần mỗi tuần trong 6 đến 12 tháng tiếp
theo. Vì nó sẽ có mùi nặng do quá trình lên men, nên đậy kín lọ. Màu sẽ đậm hơn
và bắt đầu trông ngày càng giống với nước tương.
9. Lọc & thanh trùng nước tương
Bạn
để quá trình lên men càng lâu, hương vị của nước sốt sẽ càng đậm đà. Vì vậy,
bạn cũng có thể lọc nước sốt sau 6 tháng hoặc bạn có thể đợi trong 12 tháng nếu
bạn muốn có hương vị đậm đà và màu sắc đậm hơn. Cần phải lọc và thanh trùng
nước tương tự làm để loại bỏ bớt vi khuẩn có hại. Dùng vải thưa để lọc và dùng
thìa ép chất rắn cho đến khi chiết hết chất lỏng. Đun nóng chất lỏng này ở
nhiệt độ vừa và cao trên nhiệt độ 79 độ C trong 20 phút. Khi nước sốt nguội bớt,
cất vào tủ lạnh trong lọ đậy kín nắp.
10. Không có men Koji? Không sao hãy tự làm lấy
Nếu
bạn không thể tìm thấy koji, đừng lo lắng. Bạn vẫn có thể thưởng thức nước sốt
này mặc dù sẽ mất thêm thời gian để chế biến. Nặn bột đậu nành-lúa mì thành các
khối hình chữ nhật dày 1/4 inch. Đặt chúng trên một chiếc khăn giấy ẩm và phủ
một chiếc khăn giấy ẩm khác lên. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và đặt
chúng vào một góc không bị xáo trộn trong nhà và để khô trong 7 ngày. Bạn sẽ
nhận thấy nấm mốc phát triển trên các khối. Xếp chúng cách nhau 2 inch trên
khay nướng và phơi nắng trong 2 ngày. Nó sẽ trở thành 'koji' của bạn khi nó trở
nên hoàn toàn khô và có màu nâu. Bây giờ tất cả những gì còn lại là chuyển các
khối sang nước muối, để chúng lên men từ 5 đến 6 tháng, lọc và thanh trùng. Và
bạn đã có món nước chấm ưa thích rồi đấy! Nước tương tự làm, thơm ngon và có
hương vị của riêng bạn!
Có đến gần 25% người sau 40 tuổi trải qua khủng
hoảng tuổi trung niên. Mối khủng hoảng là hệ quả từ nhiều thứ, như áp lực của
tuổi già ngày một đến gần, thiếu thành tích trong cuộc sống, những điều bất đắc
chí hoặc nuối tiếc dĩ vãng. Tuy vậy, một là ta phải chấp nhận nó và tiếp tục cuộc
sống, hai là phải thực hiện một số bước tiến, để biến những kỳ vọng ấp ủ ngần ấy
năm thành hiện thực.
Khi thấy bạn đời tỏ lộ các dấu hiệu sau đây,
rất có thể anh ấy hoặc cô ấy đang trải qua cuộc khủng hoảng trung niên.
Giảm hạnh
phúc và mức độ hài lòng trong cuộc sống
Nếu sau trưởng thành, mọi người thường bắt đầu
cuộc sống đầy niềm hứng khởi và với mức năng lượng cao, thì đến tuổi trung niên,
nhiều người cho biết rằng cảm giác hài lòng về cuộc sống của họ đang ở mức thấp
nhất. Các nhà nghiên cứu nói, trong cuộc đời hạnh phúc có hình chữ U, khoảnh khắc
chạm đáy chính là điểm khởi phát của cuộc khủng hoảng tuổi trung niên. Điều
đáng mừng là sau khủng hoảng, niềm vui và sự hài lòng với cuộc sống có xu hướng
tăng trở lại.
Thay đổi
hành vi
Người đang khủng hoảng thường biểu hiện một số
thay đổi thói quen, có thể thay đổi thói quen ngủ. Người đó có thể tỏ ra ít
quan tâm đến vệ sinh cá nhân, hay có thói quen ăn uống khác hẵn trước. Đôi khi
những thay đổi rất đảo lộn, ví dụ, nam giới thời kỳ này bắt đầu ưa thích mua những
món đồ xa xỉ, như ô tô đắt tiền.
Cảm
giác trống rỗng
Một dấu hiệu khác cho thấy vợ hay chồng của bạn
đang trải qua giai đoạn khó khăn là họ nghĩ rằng cuộc sống của họ đang thiếu hụt
nhiều hứng thú và ý nghĩa. Họ ưu tư về sự lão hóa mà họ đang phải đối mặt, nhưng
không thể tránh khỏi. Họ nghĩ về giai đoạn đang sống như là cơ hội cuối cùng để
làm một điều gì đó thú vị và điên rồ, để khiến cuộc đời trở nên đáng nhớ. Đối với
một số người, tâm trạng bất ổn có thể dẫn đến những hành động hấp tấp và có hại,
nhưng đối với những người khác, lại có thể là cơ hội thực hiện ước mơ cả đời.
Chao đảo
lập trường
Cả nam giới và phụ nữ vào thời kỳ này đều có
xu hướng đánh giá lại các lựa chọn trong cuộc sống. Một người tưởng chừng đang có
hôn nhân hạnh phúc đột nhiên nộp đơn ly dị, một người thích cuộc sống vùng nông
thôn đột ngột muốn chuyển đến thành phố lớn. Nếu người thân bạn bắt đầu thay đổi
các giá trị sống của họ, bạn hãy kiên nhẫn. Đấy có thể chỉ là một giai đoạn nhất
thời, hơn nữa, có khi với sự giúp đỡ của cuộc khủng hoảng này, họ sẽ hiểu bản
thân hơn và sẽ định hình một cuộc sống ý thức hơn.
Cảm xúc
nhớ nhung mãnh liệt
Dù cuộc sống của những người sau tuổi 40 đã ít
nhiều mang khuôn khổ ổn lâu dài, họ có thể trở nên hoài niệm rất nhiều về quá
khứ. Từ món đồ chơi vui thích khi còn là một thiếu niên đến những lúc cận trưởng
thành khi họ có nhiều tự do hơn và trách nhiệm ít hơn, vì có rất nhiều thứ mà một
người có thể bỏ lỡ, khi đang trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, người
đó có thể bị mắc kẹt trong suy tưởng rằng quá khứ tốt đẹp hơn.
Không
ngừng so sánh mình với người khác
Mọi người có thể bắt đầu so sánh cuộc sống của
mình với cuộc sống của người khác, và thông thường, kết quả so sánh dường như
không có lợi. Đột nhiên họ thấy mọi người xung quanh có vẻ như hạnh phúc hơn,
giàu có hơn, có sự nghiệp tốt hơn họ. Nếu bạn thấy rằng người thân của bạn đang
bắt đầu đếm số những lần họ bị tụt lại sau trong cuộc đua, đã đến lúc bạn cần nhắc
họ về những thành tựu họ đã đạt được trong cuộc đời.
Các việc
bạn cần làm để giúp bạn đời
Khác với trầm cảm, Khủng hoảng này tuổi trung
niên dần tốt hơn theo thời gian. Vì vậy bạn hãy kiên nhẫn với người thân. Một số
điều bạn có thể làm để cho họ trải qua nhẹ nhàng giai đoạn chuyển tiếp nửa cuộc
đời này là:
Lắng nghe họ mà không đưa ra phán xét nào, và
cố trò chuyện lành mạnh.
Cho họ thời gian và không gian để giải quyết
tình cảm ngổn ngang của họ.
Theo đuổi sở thích của riêng bạn. Khi người bạn
đời của bạn trải qua một cuộc khủng hoảng, điều đó có thể khiến bạn chán nản,
vì vậy đây là thời điểm hoàn hảo để tập trung vào bản thân bạn nhiều hơn.
Đưa họ đến gặp Gặp bác sĩ trị liệu.
Nhưng vẫn
có các mặt tích cực
Mặc dù là khoảng thời gian khó khăn cho cả
gia đình, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên có một phương diện ích lợi: người đó
trở nên rất tò mò. Mặc dù có thể khá vất vả trong giai đoạn chuyển đổi này,
nhưng việc điều hướng mối tập trung vào những tìm tòi khám phá có thể giúp một
người tìm hiểu thêm về bản thân và có một cuộc sống ý thức hơn.
Ngày nay, chiếc xe Lam chỡ khách
cùng tiếng nổ “phành phành” đặc trưng của nó chỉ là 1 ký ức xa mờ.
Cùng với chiếc xích lô đạp, nó đã vĩnh viễn được xếp xó vào kho lưu ức của
Sài Gòn văn vật.
Xe Lam là phương tiện giao thông công
cộng dành cho người bình dân tại miền Nam Việt Nam từ thập niên 60 để thay
thế xe ngựa thồ (thổ mộ) νẫn còn được sử dụng vào khoảng thời
gian đó.
Những chiếc xe lam với tiếng máy nổ
“phành phành’ đặc trưng đã dần dần biến mất trên các trục lộ giao thông chính của
Sài Gòn kể từ năm 2004 trở về sau.
Trước năm 2004, xe lam còn là một phương
tiện đi lại chủ yếu của người dân thành phố, đặc biệt những người buôn gánh bán
bưng, học sinh, dân lao động. Không như xe buýt, khách lên và xuống xe phải tại
các trạm dừng, xe lam có tính cơ động cao. Xe có thể đón khách lên và cho khách
xuống tại bất kỳ địa điểm nào khách yêu cầu dọc theo tuyến đường.
Năm 2004, Nghị định 23 chính phủ được
ban hành. Nghị định này quy định niên hạn sử dụng đối với các loại ôtô tải và
ôtô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ). Xe Lam bị hạn chế và
lần hồi cấm hẳn.
Bắt nguồn từ tên gọi dòng sản phẩm
Lambretta của Italya, thuở mới xuất hiện bên thùng xe chỉ dập nổi chữ Lambretta,
hay Vespa nhưng về sau kèm một con số như: Lambro 150, Lambro 175,
Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550… Đây là nguyên nhân ra đời cái tên “xe Lam”.
Trong một đoạn quảng cáo về xe
Lam thời đó có nội dung: “Máy trước, vừa đề, vừa đạp. Đặc điểm hoàn toàn làm tại
Ý Đại Lợi – Trọng tải hữu dụng 550 ký… Xe có bán tại Lambretta Việt Nam –
VINACO và khắp các đại lý trên toàn quốc. Chú ý: không có xe Lam bốn bánh, chỉ có
xe Lam ba bánh”.
Thiết kế của xe khá đặc biệt,
chia làm hai “toa” hẳn hoi. Cabin cho tài xế ngồi phía trước và thùng nhỏ phía
sau chở được 8-10 người. Càng ʟái xe Lam giống như ghi-đông xe gắn
máy, dù chở cả chục người nhưng xe cũng vô số tay như xe
hai bánh Lambretta.
Dưới ghế của bác tài là thùng chứa
máy xe. Nếu xe cнết máy bác tài phải nhảy xuống đường mới mở yên được, sau
đó dùng sợi dây thừng kéo cho máy nổ (giống như vận hành máy phát điện
gia đình) hoặc tra dầu, chùi bu-gi cho máy xe.
Khách ngồi trên hai hàng ghế dài đặt dọc
theo thùng xe, song song nhau. Nếu hai người đối diện đều “chân dài” thì bốn
đầu gối thế nào cũng đụng nhau lốp cốp mỗi khi xe thắng gấp, không muốn khua
thì hai cặp giò phải lồng so le vào nhau.
Chính vì kiểu xếp ghế ngồi như thế
mà nhiều chàng trai, cô gái tình cờ quen biết và nhiều cuộc tình đã bắt đầu
trên những chuyến xe Lam như trong lời bài hát Chuyến xe lam chiều của nhạc
sĩ Vinh Sử: “Trên chuyến xe lam đông người chiều nao/ Suy mình không quen mà ngồi
bên nhau/ Trời mang nhiều trớ trêu chi/ Người chưa hề biết quen gì/ Sao ngồi
gần như tình nhân si/ Em xuống xe lam đi vào hẻm sâu/ Anh vội theo chân
ngõ hồn xuyến xao”.
Giá một chiếc xe Lam hồi thập niên 60
khoảng 30 cây vàng. Ông Lâm Quang Thành (quận 4), người từng có thâm niên hơn
chục năm ʟái xe Lam cho biết do xe khá đắt nên không phải ai cũng có thể mua,
nhưng nếu mua được thì nó mang về lợi nhuận rất nhiều.
“Hồi đó người ta νẫn hay nói là chạy
xe Lam một ngày có thể nghỉ cả tháng, nhưng đó là nói quá lên thôi. Tuy nhiên,
nếu sắm được một chiếc xe Lam chạy khách có thể nuôi được cả nhà”, ông Thành
nói.
Thời đó, lộ trình xe Lam cũng giăng
kín Sài Gòn như xe buýt ngày nay nhưng điểm khác biệt là không có trạm dừng
cố định cho khách lên xuống. Ai muốn đi thì ra ѕát vệ đường vẫy tay đón và xe cũng
dừng lại bất cứ chỗ nào cho khách xuống.
Người buôn bán có thể chất quang gánh,
bao và một số thứ linh tinh trên nóc xe – điều mà xe buýt không chấp nhận. Vì vậy,
dù giá vé xe Lam mắc hơn xe buýt (vé xe buýt là 2 đồng, vé xe Lam là 5 đồng) nhưng
nhiều người νẫn lựa chọn vì tiện lợi.
Đến cuối năm 1968, toàn miền Nam có hơn
17.000 chiếc xe Lam, trong đó riêng Sài Gòn có 3.200 chiếc. Đến năm 1971, xe Lam
là phương tiện vận chuyển quan trọng nhất Sài Gòn cũng như các tỉnh miền
Nam vì hệ thống xe buýt đã ngưng hoạt động và chưa phục hồi. Theo báo chí lúc
đó thì toàn miền Nam có đến hơn 30.000 chiếc, số xe Lam lưu hành gấp 7 lần
taxi.
Nếu khoảng thập niên 1950 người Sài
Gòn νẫn còn thấy xe thổ mộ (xe ngựa) ra vô chợ Bến Thành thì đến đầu 1960 xích
lô đạp, xích lô máy là phương tiện vận chuyển thuộc hàng VIP.
Sang đầu thập niên 1970, xe Lam cùng
taxi chiếm lĩnh đường phố, kế đó là sự xuất hiện của xe buýt… Sau khi đất nước
thống nhất năm 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăng hoặc thiếu
phụ tùng thay thế không sử dụng được nên xe Lam được dùng làm phương tiện phổ
biến rẻ tiền.
Ngày nay, dù bóng dáng xe Lam không
còn xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, nhưng loại xe 3 bánh với tiếng nổ “phành
phành” cùng mùi khói xăng đã từng trở thành một phần trong cuộc sống của người
dân Sài Gòn. Trong ký ức của nhiều người, xe Lam νẫn là một chút gì đó còn
lại của Sài Gòn thuở xa xưa.
“Vào những ngày trong đời con người khi mà độ tuổi họ cảm nhận ở mình
tiệm cận sát với độ tuổi lý tưởng, khi đó mọi người thường có xu hướng mang một
tâm trạng tích cực hơn. Và, xét theo bình quân, những người thường hay phàn nàn
về sức khỏe cũng có Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (SAD) cao hơn."
Một nghiên cứu mới đây đưa ra
khái niệm về Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (Subjective age discordance – SAD).
Thuật ngữ này chỉ sự khác biệt giữa độ tuổi đời chúng ta cảm nhận về mình và độ
tuổi chúng ta ước muốn đang được sống.
Nghiên cứu mới có thể vén mở
những hiểu biết tường tận hơn về sự quan hệ giữa quan điểm của mỗi người về sức
khỏe và tuổi già của họ.
Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác
(SAD) là sự khác biệt giữa độ tuổi bạn cảm nhận về mình và bạn muốn mình sống ở
độ tuổi nào. SAD là một khái niệm khá mới trong tâm lý học tuổi già.
Dẫu sao, nghiên cứu cho đến giờ
này đã sử dụng SAD để xem xét các dữ liệu hàng dọc. Nó cũng xem xét quan điểm
của mọi người về sự già hóa đã tiến hoá như thế nào qua những tháng năm dài.
SAD được xác định bằng cách lấy
cảm nhận chủ quan của bạn về tuổi mình, trừ đi số tuổi bạn muốn, rồi chia cho
tuổi thực của bạn. Điểm này càng cao, bạn càng cảm thấy mình già hơn mức tuổi
bạn thèm muốn.
Các nhà nghiên cứu đã quy tụ 116
người trong độ tuổi 60-90 cùng 107 người trong độ tuôi 18-36. Những tình nguyện
viên được yêu cầu mỗi ngày điền vào một bản khảo sát trực tuyến, liên tục trong
tám ngày. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá mức độ cảm nhận tuổi ở họ
mỗi ngày, độ tuổi lý tưởng họ muốn. Bên cạnh, nghiên cứu còn theo dõi biến đổi
tâm trạng họ trong suốt cả ngày (tích cực hoặc tiêu cực). Đồng thời nghiên cứu
cũng ghi nhận từng thoáng căng thẳng họ trải qua, hay sự phàn nàn nào về thể
chất (đau lưng hoặc các triệu chứng cảm lạnh, v.v...)
Nhà đồng nghiên cứu Neupert nói:
“Chúng tôi nhận thấy rằng cả người lớn tuổi lẫn thanh niên đều trải qua SAD.
Biểu hiện SAD thấy rõ rệt nơi người lớn tuổi, hẵn nhiên. Cũng thật thú vị khi
phát hiện nơi những người trẻ tuổi xảy ra dao động ngày qua ngày nhiều hơn.”
Jennifer Bellingtier, thuộc Đại
học Friedrich Schiller, Jena và tác giả đầu tiên của bài báo về Tâm lý học và
Lão hóa, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi đang phải chịu
những lực thúc bó và lôi kéo nhiều hơn.
“Những người trẻ tuổi lo lắng về
những định kiến tiêu cực liên quan đến việc họ bị già đi. Cũng có thể họ đang
phải đối phó với những định kiến tiêu cực liên quan đến thế hệ trẻ họ đang
sống và ước gì họ có một số đặc quyền và địa vị liên quan đến tuổi già”.
Có hai phát hiện phụ nổi bật.
Bellingtier nói: “Vào những ngày
trong đời con người khi mà độ tuổi họ cảm nhận ở mình tiệm cận sát với độ tuổi
lý tưởng, khi đó mọi người thường có xu hướng mang một tâm trạng tích cực hơn.
Và, xét theo bình quân, những người thường hay phàn nàn về sức khỏe cũng có
Chênh lệch Cảm nhận Tuổi tác (SAD) cao hơn."
Cả hai phát hiện đều không làm
cho ai ngạc nhiên. Dù vậy, hai phát hiện cho thấy giá trị của khái niệm SAD khi
sử dụng như một công cụ tìm hiểu quan điểm của mọi người về tuổi tác và lão
hóa. Nghiên cứu ấy cũng có thể cung cấp một hướng tiếp cận mới đối với cách
chúng ta nghĩ về việc lão hóa, cũng như ảnh hưởng của việc lão hóa đối với sức
khỏe.
Neupert nói: “Nghiên cứu trước
đây phát hiện rằng mức tuổi bạn cảm nhận chủ quan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
thể chất và tinh thần của bạn. Các biện pháp đề ra là giải pháp can thiệp tập
trung bằng một số nỗ lực làm cho mọi người cảm thấy trẻ hơn.
Bellingtier nói: “Cách tiếp cận
đó có vấn đề, ở chỗ vô hình chúng nó khuyến khích việc đặt nặng tuổi tác giấy
tờ. Những phát hiện mới cho thấy có một cách tiếp cận khác để cải thiện sức
khỏe. Đó là tìm cách giảm bớt độ chênh lệc cảm nhận tuổi tác này. Nói cách
khác, thay vì nói với mọi người rằng hãy cảm thấy trẻ trung, chúng tôi có thể
giúp mọi người bằng cách khuyến khích họ nâng cao tuổi sống ‘lý tưởng’ của mình
”.
Cũng giống như cố tài tử
điện ảnh Nguyễn Chánh Tín đảm nhận vai đại tá tình báo hư cấu Nguyễn Thành Luân
và được vai diễn để đời. Bên địa hạt cải lương, nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn
cũng có được vai diễn để đời, hóa thân thành đại úy cảnh sát Huy Bình trong bộ
máy chính quyền Nam Việt Nam.
Huy Bình do hiểu lầm rằng
cách mạng đã giết chết mẹ mình, nên sau khi đi du học từ Mỹ về đã gia nhập lực
lượng cảnh sát.
Những biến động không ngừng trong một gia đình thời chiến xảy đến
liên tiếp, và cả do cá tính thẳng thắn của anh, đã đưa Huy Bình vào một cuộc đấu
tranh giằng xé tư tưởng khốc liệt, không chóng thì chầy những mâu thuẫn trong
các mối quan hệ đã làm dao động tư tưởng viên sĩ quan cảnh sát được Mỹ huấn luyện
bài bản này.
Đồng phục của cảnh sát thời VNCH
Nhận chịu tác động liên
tiếp từ sự phản kháng của Lan, người yêu của anh, và từ chính Oanh, em gái ruột,
“lý tưởng” Huy Bình theo đuổi lâu nay và
luôn cho là "chính nghĩa" lung lạc dần, nhưng Huy Bình vẫn chưa bị
thuyết phục, cho mãi đến khi anh nếm vị đắng của mưu gian kế độc, sa vào quỷ kế
của tay cố vấn Mác Len khi hắn mượn tay Huy Bình để trừ khử tình địch (phế binh
Trần Hùng, chồng cũ của Ragly Hương), đồng thời nhân đó vừa bịt miệng tai tiếng
rót pháo dập bỏ rơi đồng minh mà Trần Hùng luôn tố giác. Tình ngay lý gian, Huy
Bình không thể nói năng gì với chị họ khi trên tay anh vẫn còn cầm khẩu súng bốc
khói, vừa làm theo lệnh của Mác Len bắn Trần Hùng (sự thật là Huy Bình bắn lên
trần nhà, nhưng Mác Len thừa biết Trần Hùng sẽ bắn lệch nên rút súng của hắn bắn
đồng thời cùng Huy Bình, cũng để trút hết tội của hắn cho Huy Bình lãnh).
Thêm hung tin khác lại đến,
khi đại úy Giảo do hớ hênh đã rò rỉ cho Huy Bình nghe một thông tin mật được giấu
nhẹm với cả Huy Bình là ngày mai, cả Lan và Oanh đều sẽ bị đưa xuống tàu đày ra
Côn Đảo. Ra là sau bao nhiêu năm phục vụ, anh vẫn bị họ xếp vào "thành phần
đáng ngờ", ngay cả thông tin mệnh hệ về gia đình người thân mình mà anh
cũng không được biết. Đến đây kịch tính đã lên đến cao trào, nút thắt sẽ
phải bùng vỡ, đưa Huy Bình đến một quyết định quan trọng… tham gia đánh úp đồn
cảnh sát và về với cách mạng.
Mỹ Châu
Vở diễn được ghi
hình năm 1979, bấy giờ thuộc danh mục tuồng tích của đoàn Saigon 2. Tình
huống bất ngờ là trước khi ban diễn viên đoàn này đến thu hình cho đài truyền
hình TPHCM xảy ra biến động nhân sự trong đoàn. Cách trước đó không lâu, bất ngờ
đào chính Mỹ Châu nhận được công văn triệu tập về đoàn Văn Công TPHCM phục
vụ. Vai Lan được giao cho nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân (đóng vai Oanh) lên thay thế.
Vì lẽ đó cho đến nay chỉ có bản ghi hình trắng đen vỡ diễn do Hà Mỹ Xuân thủ
vai Lan. Vở do Mỹ Châu đóng chính chỉ có bản ghi tiếng phát trên radio và
băng cassette.
Thật đáng tiếc nếu Mỹ
Châu rời đoàn trễ một chút, khán giả mộ điệu đã có bản ghi hình do nữ nghệ sĩ
này thủ vai chính mà thưởng thức mãn nhãn rồi.
BỐI CẢNH, ĐỘNG LỰC SÁNG
TÁC
Có thể nói hai tác giả
Điêu Huyền và Hoàng Khâm đã sáng tác một vỡ diễn đáp ứng những yêu cầu chính trị
cực cao thời ấy (ít nhất là vào những thời kỳ đầu miền bắc tiếp thu miền nam,
khi phần lên án chế độ Mỹ-ngụy được đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm nghệ thuật
cách mạng).
Động lực sáng tác như vậy
cũng thấy ở nhiều vỡ diễn thời kỳ đó (Người ven đô, Cây sầu riêng trổ bông,
Bóng tối và ánh sáng, Pha lê và cát bụi...) nhưng ở "Tìm lại cuộc đời",
mọi phương diện mâu thuẫn đều bị đẫy lên tột cùng cao trào. Những cặp đối lập
trong cuộc xung đột nhị nguyên xấu tốt, chính tà, thiện ác đều được tách xẻ đến
tận những tế bào nhỏ nhất, như bản án được viết ra cặn kẽ, đanh thép tròng vào
cổ những đại diện của "thành phần ác ôn" điển hình như Trung tá cô vấn
Mác Len, thiếu tá Quang, đại úy Giảo, lính Bảy... Những "tội ác" mà
trời còn không dung, đất không tha, như tội ác... thả chó béc giê cắn người của
gia đình Mỹ, tội ác kinh doanh thân xác vợ Việt như món hàng kiếm lời béo bỡ của
Mắc Len, đưa vợ đi ngủ hết chiến hữu này đến chiến hữu khác để "thu tiền",
và còn đang tìm mối sang tay cho đồng đội khác khi biết Hương đã có mang.
"Tìm lại cuộc đời"
đưa ra câu chuyện chiến tranh không hề công thức, nhàm chán, có gút mở ở kịch
tính hấp dẫn. Diễn biến bắt đầu từ một cuộc hành quân thảm họa do lực lượng Nam
Việt Nam tiến hành, phối hợp với quân đồng minh rơi vào trận địa phục kích.
Lính Mỹ, lính quốc gia tranh nhau leo lên trực thăng tiếp cứu. Quá đông người
nên phần ưu tiên được dành cho binh sĩ Hoa Kỳ, lính miền Nam (bị đạp xuống).
Không có chuyến thứ hai như hứa hẹn và kỳ vọng, nhưng thay vào đó là pháo dập
cho chết luôn hết lính quốc gia vướng lại để (che đậy nỗi nhục thua lính Bắc Việt)
và để rêu rao rằng "các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu đến giọt
máu cuối cùng với cộng sản và đã hy sinh hết không còn chiến sĩ nào sống
sót".
Khốn thay, việc "ăn gian nói dối" và dùng pháo dập để xóa vết, phi tang này lại để sót một người là Trần Hùng. Anh lê lết tấm thân tàn về Sài Gòn. Và bằng thủ pháp dùng chính miệng Trần Hùng làm "phát thanh viên", các tác giả vạch trần những bỉ ổi, mưu hèn kế độc, đễu cán của bọn đồng minh mắt xanh mũi lõ, sẵn sàng "hạ thịt chó săn của mình khi không còn giá trị sử dụng để đi săn"- câu nói này được để vào cửa miệng của Mác Len nhiều lần.
Được người
phía bên kia bắt gặp, cứu chữa, thả đi, Trần Hùng tàn phế tìm về nhà thì con bị
chết cháy, vợ bí lối cùng đường phải trở thành vợ hờ một tên trung tá Mỹ,
trở thánh một "me Mỹ" tội lỗi, nhuốc nhơ, bị xã hội khinh thị, dù đã
bọc một vẻ ngoài cao sang với cái tên Racly Hương. Tủi nhục của Racly Hương
cũng bị đẫy đến cùng cực khi, dù cô đang mang thai, gã chồng hờ người Mỹ vẫn nhẫn
tâm gạ bán cho một gã khác khi sắp về nước...
Không hô hào, tội ác ghê
sợ của giặc Mỹ cứ tự nó phơi bày qua bi kịch gia đình rất điển hình “Rớt
tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ sinh con” của lính quốc gia Trần
Hùng.
Tính cách mạng trong ý đồ
hai tác giả Hoàng Khâm - Điêu Huyền ở cái tên tựa tuồng "Tìm lại cuộc đời"
cũng đến tự nhiên, thuyết phục như một lựa chọn tất yếu.
Trần Hùng cảm tình với
cách mạng vì đã nhận được sự đối xử đầy tình người; ném lựu đạn vào
đám sĩ quan Mỹ bởi chúng là kẻ thù giết anh, giày xéo vợ và làm gia đình anh
tan nát. Ở đây có một chi tiết rất "góc tối" của Trần Hùng là biết vợ
cũ đang đi bên Mác Len nhưng vẫn ném lựu đạn giết cố vấn Mỹ bằng được, sau đó
khi gặp lại Hương chưa chết thì giải trình "Hương ơi anh nào muốn giết em.
Máu em đổ lệ em rơi là tại vì em đi theo bầy lang sói" (?), chi tiết này
khá gượng ép và khó cho một cô Hương nào đó trong đời thật dám lại gần chồng cũ
và trìu mến như xưa sau khi chết hụt dưới tay chồng cũ. Hương theo cách mạng vì
chỉ có con đường đó cứu vớt cuộc đời đau khổ, tủi nhục của cô.
Đáng kể nhất là sự phản tỉnh
quay về chính nghĩa của đại úy cảnh sát Huy Bình - từng du học ở Mỹ, được
đào tạo, nhồi sọ chống Cộng cực độ. Bình tôn thờ giá trị Mỹ, cho rằng: “Mỹ là
người bạn, giúp chúng ta bảo vệ nền tự do độc lập”, tự cho mình là người có
lương tri khi bất chấp sự vị nể, bắn chết con chó trẻ con Mỹ thả ra cắn người
Việt.
Song, Huy Bình đã nhận ra
mình chỉ là một công cụ để người Mỹ lợi dụng khi bị bắt buộc phải tự tay
tra khảo, tù đày người yêu và em gái, giết chết anh rể Trần Hùng để bày tỏ lòng
trung thành. Anh cũng không thể mắt nhắm tai ngơ trước thực tế do em gái và người
yêu là những thanh niên trí thức yêu nước, chọn cách xuống đường đấu
tranh... và họ đã vạch trần trụi về con người của anh “cũng là ma quỷ”.
Phim Chân Trời Tím là công trình hợp tác của 7 hãng phim
Phim Chân Trời Tím trước năm 1975
lấy cốt chuyện từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quân đội Văn Quang.
Phim được ra mắt lần đầu năm 1971. Sau khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ tháng 4 năm 1975 bộ phim đã bị thất lạc trong hơn 4 thập kỷ.
Thật may mắn vẫn còn sót lại một bản 35mm của bộ phim nằm trong
thư khố của xưởng phim Nhật Bản Imagica Lab. Bản này sau đó được một
hậu duệ Mỹ Vân Phim phục chế bằng công nghệ số. Bản làm mới
được trình chiếu lần đầu tại Canada ngày 11 tháng 6 năm 2016.
Phim Chân Trời Tím 1971 nguyên
thuỷ có kinh phí thực hiện rất lớn thời bấy giờ. Hãng Mỹ Vân không
đủ vốn, phải kêu gọi 6 hãng phim khác hợp tác thực hiện. Liên doanh 7 hãng
đó lấy tên chung là Liên Ảnh film.
Phim là một thành công về mặt
doanh thu. Liên Ảnh phim bỏ vốn làm phim 14 triệu. Họ không thất
vọng khi phim làm nên một đại thắng lợi về doanh thu - hơn 94 triệu tiền
phòng vé.
Những điểm đáng kể khác: phim
có số lượng diễn viên vào vai quần chúng đông nhất (600 người). Phim còn
nhận được sự trợ giúp của quân đội miền nam về khí tài quân
dụng. Họ đã điều 300 xe cơ giới, 100 xe tăng cùng 45 trực thăng sang
hỗ trợ làm phim. Nhờ đó, các cảnh quay chiến trường rất ấn
tượng.
Bối cảnh xã hội tại thời điểm Phim Chân Trời Tím
Bộ phim lấy bối cảnh một đất
nước tao loạn Nam Việt Nam thời điểm trước và sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm.
Xuyên suốt phim, khán giả dõi theo hai số phận của một người
nữ ca sĩ và một quân nhân. Họ yêu nhau, nhưng có một cuộc tình không
mấy tươi sáng gì. Liên dù yêu Phi phải sống lệ thuộc vào người khác. Còn
Phi, thay vì chọn con đường dễ dàng, đầy cơ hội tiến thân - lấy Loan
và làm rễ trung tá chỉ huy trưởng mình, anh đã chọn con đường chông
gai là yêu Liên. Hai kẻ yêu nhau luôn mơ đến một chân trời ước
mơ sau này họ sẽ tìm đến để sống trọn mối tình đắm say dành
cho nhau. Nhưng chân trời tím đó họ không bao giờ đến được. Trong cơn
ghen cực điểm, gã chồng hờ đã tước đi cuộc sống của Liên bằng nhiều nhát
dao.
Bộ phim có những giá trị to
lớn về lịch sử và tư liệu. Về lịch sử, nội dung phim ghi
nhận lại những diễn biến thời sự, xã hội khái quát của giai đoạn liền trước và
sau biến cố chính trị lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm 1-11-1963.
Về tư liệu, bộ phim là những thước ảnh vô cùng quý
để có một cái nhìn về văn hóa, nếp sống, sinh hoạt, ngôn ngữ, kiến
trúc, cảnh vật, trang phục, tính tình con người của miền nam Việt Nam nói chung
và Sài Gòn nói riêng trước đây như thế nào. Đó chính là giá
trị nhân văn ở bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết
cùng tên này của tác giả Văn Quang.
Sơ lược truyện phim Chân Trời Tím
Hạ sĩ Phi, biệt danh Phi
"súng máy” (Hùng Cường) bị thương sau một trận đánh ác liệt, được
chẩn đoán không còn khả năng tác chiến do mất 1 ngón tay. Nhờ biết
lái xe, anh được biệt phái phục vụ ở hậu cứ, làm tài xế riêng
cho Trung tá Lạc, trung đoàn trưởng, tạm thời tránh xa khói lửa chiến tranh.
Trung tá Lạc có hai cô con gái
xinh đẹp đều thầm yêu Phi, nhưng Phi không thấy hứng thú gì, không rung động,
vì trong lòng anh đã có hình bóng của Liên (Kim Vui), một ca sĩ phòng trà.
Với nhiều thanh niên trong tuổi
quân dịch, một chân lính tài xế như Phi quả là một điều
mơ ước cho họ. Thậm chí họ còn phải lo tiền để được làm những
“lính kiểng” phục vụ ở hậu phương.
Nhưng Phi thì khác, cuộc sống với
những tháng ngày êm trôi theo ngày tháng bình yên, ngày ngày đưa người yêu đi
dạo phố Saigon sắm sửa, ăn uống, ngoạn cảnh chỉ làm cho Phi thấy bứt
rứt, nhàm chán. Khi vết thương lành, Phi xin tự nguyện ra chiến trường
trở lại.
Thiếu vắng Phi, ở hậu phương,
Liên bị ép buộc phải chung sống với một gã đại gia giàu có nhưng ti tiện,
hung hãn, thô lỗ và hay ghen tuông.
Bầu không khí thủ đô Sài Gòn
bấy giờ sôi sục từng ngày với những cuộc xuống đường, biểu tình của sinh
viên, Phật tử. Họ bày tỏ sự bất mãn cao độ đối với chính
sách đàn áp Phật giáo của chế độ họ Ngô. Tuy vậy, chính quyền
không đáp ứng nên đã xảy ra bạo động ở nhiều nơi. Tình hình
trở nên đặc biệt nghiêm trọng sau sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức
tự thiêu ngay giữa thủ đô Sài Gòn.
Một số tướng lĩnh trong quân
đội Nam Việt Nam, đứng đầu do trung tướng Dương Văn Minh, đã quyết định đảo
chính tổng thống. Xe tăng và những đoàn quân hùng hậu được các tướng phe đảo
chính đưa về bao vây và tấn công dinh độc lập.
Phủ tổng thống phát lệnh khẩn
điều động những đơn vị trung thành tức tốc về bảo vệ dinh độc
lập, trấn áp lực lượng đảo chính, Phi cũng có mặt trong số binh sĩ này.
Tiếng súng của hai bên vang rền
khắp nơi từ trưa ngày 1-11-1963. Đến tối hai bên vẫn còn giằng co.
Phi có suy nghĩ rằng là người lính,
nhiệm vụ anh là hướng mũi súng về phía trước trấn giữ đất nước,
sao có thể quay ngược lại hướng về đồng đội cùng chung một chiến
tuyến cho được? Mãi theo đuổi dòng suy nghĩ, Phi mất cảnh giác nên trúng đạn
của một tay súng phía bên lực lượng đảo chính, đạn ghim vào cánh tay.
Bị thương khá nặng, Phi cố gắng bò lê về nơi ở của
Liên, gọi cửa.
Mất quá nhiều máu, Phi ngã gục khi
Liên vừa mở cửa phòng ra. Hốt hoảng, Liên sơ cứu, băng bó vết thương
và đặt Phi nằm trên giường, Phi qua cơn nguy kịch.
Bấy giờ, Phi bày tỏ với Liên
niềm ước ao đưa Liên về đến một chân trời tím, nơi hai người
sẽ xa lánh thế gian, không một ai quấy rầy, cùng đắm mình trong tình
yêu vĩnh cửu ngọt ngào. Liên cũng rất hào hứng về dự định của Phi,
thề nguyền cùng anh tìm đến chốn diễm tuyệt này khi anh lành vết thương.
Hai người có ngờ đâu rằng tay
anh chị nấp ngoài cửa nãy giờ đã nghe hết ý định của họ. Đến sáng,
Liên bật radio, đài Sài Gòn phát liên tục thông báo kêu gọi tất cả các
quân nhân phải lập tức về ngay đơn vị trình diện. Phe đảo chính của
tướng Dương Văn Minh đã thành công.
Chờ khi Phi rời đi theo lệnh
kêu gọi trình diện, tên chồng hờ xông vào hỏi tội Liên. Trong cơn ghen tức
hắn đã đâm chết Liên... Và "chân trời tím" mãi mãi là một nơi viễn
mộng hảo huyền hai người không khi nào bước tới được.
Anh vì lửa khói quê hương, đường
hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông. Em về bên ấy thương
mong từng chiều rớt bên sông... Em có mơ gì không?
Anh chắc em mơ về nơi
chân trời tím. Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa... Nhưng anh biết,
muôn đời muôn kiếp sau. Anh với em không hề đến gần nhau.
Danh sách diễn viên tham gia phim Chân Trời Tím
Ánh NgavaiPhượng (em của Loan)
Bà Năm Sa ĐécvaiMẹ của Phi
Bảo ÂnvaiThiếu úy Điền
Hùng CườngvaiHạ sĩ Phi
Ngọc ĐứcvaiXì thẩu Paul
Hà Huyền ChivaiThiếu úy Tân
Khả Năngvailính tếu
Kim VuivaiLiên
Mộng Tuyềnvai Loan (con gái đầu thiếu tá Lạc)
Ngọc PhuvaiĐại úy Minh
Trần Đỗ CungvaiThiếu tá Lạc
Tùng Lâmvailính
Xuân Phátvailính
Giám đốc sản xuấtQuốc Phong
Đồng gđ sản xuấtLưu Trạch Hưng
Âm nhạcHoàng Trọng, Phạm
Đình Chương
Quay phimChâu Tùng, Huỳnh Ngọc
Trai, Nguyễn Văn Đông
Biên tập hình ảnhTăng Thiện Tài
Chỉ đạo nghệ thuậtLưu Trạch Hưng
Giám đốc phục chếHà Khánh Phi
Nguyên nhân nào Phim Chân Trời Tím trước 1975 thành công
Quyển tiểu thuyết “Chân Trời Tím”
của nhà văn quân đội Văn Quang ra đời năm 1964 thì 6 năm sau ý định chuyển thể
thành phim mới được bàn luận.
Người đề xuất ý tưởng là chủ biên
tờ tuần san Kịch Ảnh, ông Quốc Phong. Ông này không muốn chỉ làm một cuốn phim
thị trường hời hợt mà muốn đầu tư thật lớn, biến nó thành một phim kinh điển.
Vì vậy, kinh phí dự toán hết sức
lớn. Không hãng phim riêng lẻ nào đủ sức gồng gánh. Thế là một liên hiệp gồm 7
hãng phim lấy tên là Liên Ảnh ra đời. Ông Quốc Phong ở cương vị giám đốc. Trong
số những tay máu mặt đồng sáng lập Liên Ảnh khác có thể kể Lưu Trạch Hưng giám
đốc Mỹ Vân Film, và Thái Thúc Nha giám đốc Alpha Film.
Theo nhà văn Văn Quang, đạo diễn
dự kiến cho phim là Hoàng Vĩnh Lộc. Tuy nhiên sau đó giữa đạo diễn và phía chủ
đã xảy ra bất đồng về cast vai diễn viên chính. Hoàng Vĩnh Lộc tìm được một nam
sinh viên cao ráo đẹp trai để đóng nam chính. Về nữ chính thì một loạt các tên
tuổi gạo cội được đề xuất là Kiều Chinh, Thanh Lan, Thẩm Thúy Hằng.
Nhưng tới đó, bất ngờ ông Quốc
Phong đảo lộn mọi sắp xếp khi đề xuất giao trọng trách đạo diễn cho Lê Hoàng
Hoa. Còn 2 diễn viên chính ông chọn Hùng Cường và Kim Vui. Khi đó 2 cái tên
Hùng Cường – Kim Vui gây nhiều tranh cãi trong giới làm phim, báo chí, và cả
công chúng. Kim Vui tuy rất đẹp, đài các và quyến rũ, tham gia nghệ thuật đã
hơn 10 năm nhưng bấy giờ vẫn không nhiều người biết đến (khó kéo khách).
Riêng phần Hùng Cường lúc đó đã là
tên tuổi lớn, rất được quần chúng yêu thích trên hai địa hạt ca nhạc và sân
khấu cải lương. Tuy vậy, nhiều nữ minh tinh tỏ vẻ lưỡng lự khi phải đóng chung
phim điện ảnh cùng một kép hát cải lương (thành kiến).
Thế là ông Quốc Phong trổ tài
thuyết phục khiến cả 7 ông chủ hùn vốn sau rốt đều gật đầu đồng ý.
Sự lựa chọn không thể nào đúng đắn
hơn khi bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhiều người đã chứng kiến
cảnh những đám đông chen lấn xô đẩy chưa từng thấy trước các phòng vé để cầm
được một tấm mà ung dung vào rạp xem phim.
Không chỉ thành công về doanh thu,
phim Chân Trời Tím còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971 của phủ tổng
thống. Nó còn gây tiếng vang khi cũng được công chiếu tại Lào và Pháp.
Một vinh dự nữa, phim Chân Trời
Tím là phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ đầu tiên mang được gởi đi trình chiếu tại
Ðại Hội Ðiện Ảnh tại Dianard, Anh Quốc. Trong cùng năm 1971, phim cũng được mời
tham gia Liên hoan phim Á châu, Đài Bắc và đạt giải nhất về nghệ thuật (Best
Artistic Expression Award from the Asian Film Festival).
Thành công của phim Chân Trời Tím
đạt được do nhiều yếu tố, có thể kể nhờ đầu tư lớn và đúng đắn, đạo diễn tay
nghề cao. Bên cạnh nữa là diễn xuất xuất thần của cặp đôi Hùng Cường – Kim Vui.
Nhà văn Văn Quang nhận xét, “Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường thấy
trên sân khấu. Anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một hạ sĩ quan thật
ngoài đời. Kim Vui vào vai cô ca sĩ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng
khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay
“gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt
đối tin tưởng vào bộ ba này”.
Kim Vui đóng không nhiều phim, cả
sự nghiệp chỉ xuất hiện trong vài bộ phim, không thể so sánh với các tên tuổi
lẫy lừng Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng hay Kim Cương, Thanh Nga. Dù vậy chỉ cần
một vai nữ chính trong phim Chân Trời Tím tức thì tên tuổi bà tỏa sáng rực rỡ.
Về mặt nhận các giải thưởng về điện ảnh, đến các sao lỗi lạc kia còn phải cảm
thấy ghen tị. Kim Vui được giải Văn Học Nghệ năm 1971 của phủ tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu, giải tượng vàng tại Liên hoan phim Á châu, Đài Bắc – 1971 chỉ do một
bộ phim này.
Dù bà chỉ đóng với Hùng Cường một
phim duy nhất là Chân Trời Tím, nghệ sĩ này từng nói rằng Kim Vui là bạn diễn
lý tưởng nhất của ông.
Một điều nhỏ khác góp phần vào cho
thành công của cuốn phim là âm nhạc. Ở đây chúng ta thấy rõ sự cầu toàn rất mực
đến từng chi tiết. Kim Vui vào vài một ca sĩ phòng trà, trong phim có phần
trình diễn các bài hát Nửa Hồn Thương Đau và Người Đi Qua Đời Tôi. Kim Vui bản
thân cũng là một ca sĩ, nhưng giọng hát không thể nào sánh được với đệ nhất
danh ca Thái Thanh, nên trong phân cảnh Kim Vui hát ở phòng trà thật ra là lồng
lồng tiếng hát Thái Thanh.
Một bài báo về sự kiện ra mắt phim Chân Trời Tím
Sau đây, mời các bạn đọc lại một
bài báo thời đó tường thuật buổi chiếu ra mắt phim Chân Trời Tím tại rạp REX,
đăng trên Phụ Nữ Thời Báo năm 1971.
—
Khác với “Chiều Kỷ Niệm” và “Loan
Mắt Nhung” đã được chiếu buổi danh dự vào suất sáng, phim “Chân Trời Tím” đã
được trình diện với báo chí văn nghệ sĩ và đại diện chánh quyền, cũng tại rạp
Rex, nhưng vào xuất 8g30 ban đêm.
Thiệp mời thì ghi 20g30, nhưng ai
cũng có thể biết trước là ít nhứt tới 21 giờ mới có thể chiếu phim.
Mặc dù vậy, tôi vẫn cố “giữ lề”
tới rạp đúng lúc đồng hồ chỉ 20 giờ 25.
Thấy các ông Quốc Phong, Lưu Trạch
Hưng và Thái Thúc Nha là những “bộ phận đầu não” của Liên Ảnh Công Ty đều còn
đứng trước rạp, cả ông Giám đố Nha Điện Ảnh Đỗ Tiến Đức, tôi đoán ngay là ông
Tổng Trưởng Bộ Thông Tin chưa tới.
Tới cửa vô rạp, nơi soát vé, tôi
định móc túi lấy vé mời thì một bàn tay nắm lấy tay tôi kéo vào. Tôi nhìn lên,
thì ra là Ngọc Đức. Tôi để ý thấy rất nhiều người khác cũng vô rạp mà không xuất
trình vé mời. Tại thiếu người để kiểm soát, hay vì ban tổ chức muốn tỏ ra lịch
sự đối với khách của mình?
Tôi bước lên cầu thang phía trái,
gặp nhau Kim Vui, Hùng Cường đang đứng cho các ông “phó nhòm” nhụp ảnh. Đồng
thời, vô số những bộ mặt quen đang kéo nhau xuống cầu thang, người nào cũng lắc
đầu:
– Đông quá xá đông! Không còn một
chỗ nào để ngồi cả!
Tôi hỏi Kim Vui:
– Ủa sao kỳ vậy? Anh em ký giả mà
cũng không có chỗ ngồi nữa sao?
Kim Vui lắc đầu:
– Tại lúc nãy đông quá, có một số
người đã tràn vô rạp mà không hề được thiệp mời.
Một thiếu nữ khác, mà tôi không
nhớ rõ là ai, chêm vô nói:
– Ngoài ra, còn có một số khán giả
xem hát suất trước biết sắp chiếu “Chân Trời Tím”, không chịu ra về.
Hùng Cường cũng nói:
– Phần thì quan khách được mời
cũng đông quá, thành ra thiếu chỗ là dĩ nhiên.
Tôi sực nhớ, hỏi Hùng Cường:
– Bộ đêm nay Dạ Lý Hương nghỉ hát
à?
– Dạ có hát chớ! Em đến đây một
chút, để ra mắt quan khách, xong rồi là em phải bay về rạp ngay.
Đã biết là trên lầu không còn chỗ
ngồi, tôi vội vàng tháo lui, trở xuống dưới nhà. Nơi đây, khán giả cũng đã ngồi
đầy hết chỉ trừ một vài hàng ghế ở tuốt phía trước, gần màn bạc.
Tôi tìm được một ghế xếp ở hàng
thứ 7 thứ 8 gì đó. Thôi thì đành ngồi tạm để xem vậy. Không ngờ cùng một hàng
ghế với tôi, đã có Mộng Tuyền và gia đình, Khánh Băng với bà xã. Và trước mặt
tôi, ở hàng ghế thứ 3, thứ 4, vài ký giả danh tiếng cũng đã an tọa.
Hôm mới nhận được thiệp mời đã có
vài bạn ký giả tỏ ý phản đối vì nghe tin báo chí được sắp đặt ngồi dưới nhà,
trong khi trên lầu chỉ dành cho các đại diện chánh quyền, các ông bà dân cử và
ngoại giao đoàn, nhưng nay tới rạp rồi, hầu hết đều… thông cảm, vui vẻ ngồi bất
cứ nơi nào tìm được ghế trống. Tuy nhiên, cũng có một số ít bất mãn bỏ về.
Đã 9 giờ rồi, mà ông Tổng trưởng
chủ tọa buổi trình chiều vẫn chưa đến. Với tư cách là Tổng giám đốc Liên Ảnh
Công Ty, ông Quốc Phong đã ngỏ lời chào mừng quan khách, cám ơn đã đến dự xem
đông đủ.
Ông Quốc Phong vừa nói về trường
hợp ông Tổng trưởng đến muộn, vì bận tham dự một buổi họp quan trọng tại Bộ Nội
Vụ, thì ông Đỗ Tiến Đức chạy bay lên bảo nhỏ: “Ông tổng trường tới rồi!”. Thế
là ông Quốc Phong nói luôn: “Chào mừng và cám ơn lòng ưu ái của ông Tổng trưởng
đã dành cho Chân Trời Tím”.
Sau đó, Ngọc Phu lãnh phần giới
thiệu các tài tửm chuyên viên đã góp công thực hiện Chân Trời Tím. Phần này đã
diễn ra một cách chớp nhoáng, có lẽ vì đã quá 9 giờ.
Trong phạm vi bài những “chuyện
bên lề” này, tôi không thể phê bình “Chân Trời Tím” mà chỉ xin ghi nhận vài cảm
tưởng đầu tiên của những người ngồi chung quanh tôi và của chính tôi nữa.
Phim vừa chiếu một đoạn mở đầu,
thiếu phụ ngồi trước mặt tôi đã khều ông chồng mà nói:
– Việt Nam mình quay phim màu coi
cũng được quá chớ hả mình?
Ông chồng đáp nhỏ: “Ờ! khá lắm!
Coi vừa đẹp vừa mát con mắt!”
Một lát sau, cô gái ngồi bên tay
mặt của tôi nói với cô bạn đi chung:
– Kim Vui diễn xuất mấy màn yêu
đương tình tứ, coi như là đào xi nê ngoại quốc, có thua gì họ đâu.
Cô bạn trả lời:
– Ờ! Đã tình tứ thì phải tình tứ
cho tới nơi tới chốn, chớ diễn cảnh yêu đương mà cứ mắc cỡ rụt rè, e ngại đủ
thứ chuyện thì yêu đương với ai!
Lúc Phi hành quân về, đến gặp Liên
và hai người hôn nhau đắm đuối như tài từ Tây phương, với những động tác vuốt
ve mơn trớn, cậy thanh niên ở bên trái tôi cười khúc khích bảo cậu bạn ngồi bên
cạnh:
– Ối cha! Kim Vui và Hùng Cường
chịu chơi quá mậy! Không khéo sẽ bị các ông bà đạo đức giả chửi ầm cho mà xem!
Cậu bạn nhún vai đáp:
– Họ đã đạo đức giả thì hơi đâu để
tâm! Chỉ sợ những nhà đạo đức thiệt rầy rà thôi!
Cậu kia lại nói:
– Dù sao, Kim Vui và Hùng Cường đã
có can đảm đi tiên phong rồi đó! Có lẽ từ nay về sau, các đạo diễn sẽ không còn
e ngại khi cần làn như Lê Hoàng Hoa đã dám làm trong “Chân Trời Tím”.
Riêng tôi, 2 cảnh mà tôi mê thích
nhứt trong phim là cảnh chân trời tím và cảnh bờ biển ban đêm, dưới ánh trăng
huyền ảo (La Nhân)
Những chuyện bên lề phim Chân Trời Tím
Lý do bài hát nền là 'Nửa hồn
thương đau' chứ không phải 'Chân trời tím'
Bài hát 'CHÂN TRỜI TÍM' được cố ca
nhạc sĩ Nhật Trường sáng tác năm 1967 ngay sau khi đọc được tiểu thuyết cùng
tên này (sáng tác năm 1964) của nhà văn Văn Quang. Vì sao có sự tréo ngoe này?
Cho đến tận năm 1969, cảnh quay
đầu tiên cho bộ phim 'Chân Trời Tím' mới thực sự được bấm máy (đạo diễn Lê
Hoàng Hoa). Theo nhà văn Văn Quang cho biết, "Trong số những ca khúc của
anh Trần Thiện Thanh có bài "Chân trời tím," anh làm ngay sau khi đọc
truyện dài này của tôi. Nữ danh ca Minh Hiếu là người hát bài này đầu tiên, nếu
tôi nhớ không lầm và đó cũng là một trong số những ca khúc thành công nhất của
cô. Nhật Trường còn cẩn thận ghi thêm trong tờ nhạc một đoạn trên trang đầu
tiểu thuyết của tôi, Minh Hiếu cũng không bao giờ quên đọc lời này giữa lúc cô
đang hát ca khúc. Đoạn đó như sau:
Anh yêu những chân trời tím; màu
tím thắm thiết của yêu thương, của hai đứa chúng mình đi vào tình yêu, đi vào
kỷ niệm.Anh sẽ đưa em tới đó, anh sẽ
sống bên em như màu tím và chân trời, nhưng anh biết không bao giờ chúng mình
tới đó.
Có nhiều người hỏi một bản nhạc
hay như vậy tại sao lại không phải là nhạc chính cho phim. Vì Trần Thiện Thanh
không bán ca khúc cho hãng phim hay vì một lý do nào khác?
Là vì khi Trần Thiện Thanh cho
trình làng bản nhạc đó thì chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện làm phim
"Chân trời tím." Một hai năm sau, hãng phim Liên Ảnh mới được ông
Tổng giám đốc Quốc Phong tập hợp lại để làm phim. Bản nhạc của Trần Thiện Thanh
ra đời được mấy năm nên đã cũ. Trong 7 ông chủ hãng phim Liên Ảnh, nhiều ông
muốn có một bản nhạc mới cho cuốn phim màn ảnh rộng đại vĩ tuyến (CinemaScope)
đầu tiên ở VN. Họ quyết định nhờ Phạm Đình Chương làm nhạc chính cho bộ phim.
Bởi vậy mới có chuyện bản nhạc Chân Trời Tím thì không phải là nhạc chính cho
phim, mà thay vào đó là "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương với
câu mở đầu "Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy lòng nhớ
thương chất ngất..." Với tôi, cả hai bản nhạc đều có giá trị rất riêng,
đều xứng đáng là nhạc chính của phim. Nếu tôi có toàn quyền chọn ca khúc cho
phim tôi sẽ chọn "Chân trời tím" của Trần Thiện Thanh và người trình
bày ca khúc là Minh Hiếu. Bởi dù sao bản nhạc đó cũng đánh dấu thời kỳ ra mắt
của cuốn truyện và nó cũng góp phần làm cho cuốn truyện được nhiều người biết
đến và nhắc đến hơn. Nhưng tôi không có quyền hành gì trong việc lựa chọn này.
Tất nhiên nói như thế không phải không thích nhạc Phạm Đình Chương mà thật ra
tôi "mê" nhạc của Chương hơn cả nhiều ca khúc tiền chiến khác."
PART 1
PART 2
PART 3
Những chuyện bên lề phim Chân Trời Tím
Lý do bài hát nền là 'Nửa
hồn thương đau' chứ không phải 'Chân trời tím'
Bài hát 'CHÂN TRỜI TÍM' được cố
ca nhạc sĩ Nhật Trường sáng tác năm 1967 ngay sau khi đọc được tiểu thuyết cùng
tên này (sáng tác năm 1964) của nhà văn Văn Quang. Vì sao có sự tréo ngoe này?
Cho đến tận năm 1969, cảnh
quay đầu tiên cho bộ phim 'Chân Trời Tím' mới thực sự được bấm máy (đạo diễn
Lê Hoàng Hoa). Theo nhà văn Văn Quang cho biết, "Trong số
những ca khúc của anh Trần Thiện Thanh có bài "Chân trời
tím," anh làm ngay sau khi đọc truyện dài này của tôi. Nữ danh
ca Minh Hiếu là người hát bài này đầu tiên, nếu tôi nhớ không lầm
và đó cũng là một trong số những ca khúc thành công nhất của cô. Nhật
Trường còn cẩn thận ghi thêm trong tờ nhạc một đoạn trên trang đầu tiểu thuyết
của tôi, Minh Hiếu cũng không bao giờ quên đọc lời này giữa lúc cô đang
hát ca khúc. Đoạn đó như sau:
Anh
yêu những chân trời tím; màu tím thắm thiết của yêu thương, của hai đứa chúng
mình đi vào tình yêu, đi vào kỷ niệm. Anh sẽ đưa
em tới đó, anh sẽ sống bên em như màu tím và chân trời, nhưng anh biết
không bao giờ chúng mình tới đó.
Có nhiều người hỏi một bản
nhạc hay như vậy tại sao lại không phải là nhạc chính cho phim. Vì Trần
Thiện Thanh không bán ca khúc cho hãng phim hay vì một lý do nào khác?
Là vì khi Trần Thiện
Thanh cho trình làng bản nhạc đó thì chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện
làm phim "Chân trời tím." Một hai năm sau, hãng phim Liên Ảnh mới được
ông Tổng giám đốc Quốc Phong tập hợp lại để làm phim. Bản nhạc của Trần Thiện
Thanh ra đời được mấy năm nên đã cũ. Trong 7 ông chủ hãng phim Liên Ảnh, nhiều
ông muốn có một bản nhạc mới cho cuốn phim màn ảnh rộng đại vĩ tuyến
(CinemaScope) đầu tiên ở VN. Họ quyết định nhờ Phạm Đình Chương làm nhạc chính
cho bộ phim. Bởi vậy mới có chuyện bản nhạc Chân Trời Tím thì không
phải là nhạc chính cho phim, mà thay vào đó là "Nửa hồn thương đau" của
Phạm Đình Chương với câu mở đầu "Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt,
chỉ thấy lòng nhớ thương chất ngất..." Với tôi, cả hai bản nhạc đều có giá
trị rất riêng, đều xứng đáng là nhạc chính của phim. Nếu tôi có toàn
quyền chọn ca khúc cho phim tôi sẽ chọn "Chân trời tím" của Trần
Thiện Thanh và người trình bày ca khúc là Minh Hiếu. Bởi dù sao bản nhạc đó
cũng đánh dấu thời kỳ ra mắt của cuốn truyện và nó cũng góp phần làm cho cuốn
truyện được nhiều người biết đến và nhắc đến hơn. Nhưng tôi không có quyền hành
gì trong việc lựa chọn này. Tất nhiên nói như thế không phải không thích nhạc
Phạm Đình Chương mà thật ra tôi "mê" nhạc của Chương hơn cả nhiều ca
khúc tiền chiến khác." Nghe audio về lý do nhạc
phẩm "Chân Trời Tím" lại không là nhạc nền của phim này:
Nghe
audio nhà văn Văn Quang nói về quá trình làm phim "Chân Trời Tím":
Nghe nhạc phẩm CHÂN TRỜI TÍM
Nghe nhạc phẩm NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU
Thẩm Thúy Hằng chê cải
lương, mất tượng vàng
Được biết, vai ca sĩ Liên
người tình của "Phi súng máy" thoạt đầu được nhắm cho minh tinh Thẩm
Thúy Hằng. Nhưng sau khi nghe vai "Phi súng máy" do Hùng Cường đảm nhận
thì cô Thẩm tỏ ra lưỡng lự. Vốn dĩ thời này, các diễn viên đóng phim có bệnh sĩ
nặng, kể cả những diễn viên quèn chuyên thủ vai phụ cũng thường ngầm cho rằng
mình "sang" hơn những đào, kép cải lương (dù thu nhập bọt bèo và cuộc
sống bấp bênh thua xa hẵn giới người họ chê - lời chê thường là "mùi cải
lương, ngửi không vô" theo chính nghệ sĩ lão thành Năm Châu có lần cho
hay).
Thấy mòi này, nhóm nhà đầu
tư sản xuất phim e cô Thẩm nếu nhận vai cũng sẽ gắng gượng giả tạo, mất tự
nhiên chăng, nhưng họ cũng chờ cho cô từ chối hẵn, bấy giờ một người sực nhớ đến
Kim Vui cũng có vóc dáng sang đài các cùng gương mặt có những góc nhìn đẹp.
Kim Vui cũng là một ca sĩ
tân nhạc cùng nghề với Hùng Cường (điều mà cô Thẩm quên mất vì Hùng Cường bấy
giờ hoạt động rất nổi bên địa hạt cải lương), dù anh vẫn khuấy động sân khấu ca
nhạc với Mai Lê Huyền, nhưng cái "mùi cải lương" thì quá nặng trong
trí óc xét nét của một số người thời đó.
Kim Vui thì tất nhiên
không nghe mùi gì ở Hùng Cường cả, trái lại khi biết Hùng Cường là vai nam
chính cô còn vô cùng hớn hở vì sự thật, sự nghiệp bên tân nhạc của Hùng Cường vẫn
sáng nước hơn cô nhiều, hơn nữa, cô cũng rất hâm mộ người đồng nghiệp này.
Bộ phim quay xong là một
thành công lớn được hầu khắp các báo Sài Gòn ca ngợi. Phim được giải tổng thống
năm 1971. Đích thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trao tặng Kim Vui tượng vàng
nữ diễn viên xuất sắc trong đêm liên hoan trao giải tại dinh Độc Lập.
XEM THÊM: Toàn bộ cuộc
phỏng vấn minh tinh Kim Vui