Sau đây là tập hợp một số ca khúc trước 1975 với chủ đề “Chiều Sài Gòn kỷ niệm”. Việc chọn lựa căn cứ trên nội dung lời của bài hát có đề cập trực tiếp cụm từ Sài Gòn hoặc các cụm từ tương đương Thành Đô hay Thủ Đô. Một số bài thì không chứa cụ thể những từ trên, nhưng nội dung nói về Sài Gòn rõ nét cũng được kể vào. Hy vọng các bạn thấy hài lòng và có được đôi phút giây thưởng thức nhạc trữ tình hoan hỉ, thoải mái...
Những chiều không có em
Sáng tác: Trường Hải – Ca sĩ trình bày: Thái Châu
Nhạc sĩ Trường Hải biết sáng tác rất sớm, ngay từ thời học sinh trung học đệ nhị cấp (cách gọi bậc học trung học phổ thông thời VNCH).Là người có tâm hồn âm nhạc, tất
nhiên con tim cũng đầy lai láng. Nhạc sĩ đã yêu rất sớm, ngay từ khi đang học
lớp đệ nhị (tức lớp 11). Mối tình chỉ mang lại nhiều sầu buồn cho ông, với
những chiều đi lang thang một mình trên phố, không có người yêu bên cạnh và lo
sợ vẩn vơ đủ thứ chuyện.
Trong một trong những buổi chiều ấy, nhạc sĩ đã cảm tác lên ca khúc về một kẻ thất tình, lang thang hoài trong chiều thành phố đếm lá vàng rơi. Băn khoăn về tương lai, chàng trai lượm chiếc là vàng lên. Chàng thoáng nghĩ đến rồi đây niềm mơ sẽ không trọn, mà tuổi xuân lại đang qua nhanh. Chàng đang phung phí tuổi xuân trong một cuộc tình không có hồi đáp. Bản nhạc kết thúc bằng dòng tư tưởng băn khoăn này.
Bài hát được đông đảo quần chúng yêu thích ngay khi nó vừa xuất bản. Ca sĩ đang ăn khách bấy giờ Hùng Cường đã thu âm bài này trên dĩa nhựa hãng Sóng Nhạc. Sau đó khi thực hiện cuốn băng nhạc Trường Hải 16 thì chính tác giả đã trình bày bài hát của chính mình.
Biệt kinh kỳ
Sáng tác: Minh Kỳ – Ca sĩ trình bày: Sơn Tuyền
Bài hát Biệt Kinh Kỳ được viết ở tone trưởng, có giai điệu phần nào nghe giống như một khúc quân hành giục giã. Khúc quân hành này tuy mang đầy đủ chất oai hùng của người trai đáp nợ tang bồng hồ thỉ, vẫn phảng phất nét bi tráng khi phải dứt bỏ những niềm riêng vì núi sông.
Buổi chia tay diễn ra một cách đầy trọn nghĩa tình, và để đánh dấu chính thức việc tạm gác những niềm riêng. Nợ non sông phải đặt làm trên hết.
Vậy bạn ơi, chung vui hôm nay, mai tôi lên đường. Bạn ở lại nhớ bảo trọng nhé, nào ta cùng uống cạn chén này:
Bạn ơi! Quan hà xin
cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã, đã đi
xa rồi
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
Trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
Kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi
Còn như mai kia có người nào hỏi đến bạn, tôi phải trả lời sao đây? Có vẻ người bạn còn ở lại nói bóng gió đến những bóng hồng mai kia thấy người bạn sao lâu không thấy bóng, sẽ thắc mắc chăng? Mà cậu có yêu ai trong số các cô nàng ấy chưa?
Người sắp đăng trình chỉ trả lời rằng:
Rồi đây mai ngày ai
hỏi đến tên tôi
Bạn ơi! Hãy nói “khoác chiến y” rồi
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
Giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
Có về là khi nước non vui bình yên
Đoạn giữa tone đổi sang thứ. Chàng trai bây giờ đã ở trong quân ngũ rồi, luôn tri ân những tình cảm hậu phương đã trao phó cho mình, trong đó có lời mẹ già chàng luôn khắc ghi:
Nhớ lúc lên đường đưa
tiễn chân tôi,
Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
Diệt thù lập công cho xứng tài trai,
Sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
Con đi chinh chiến để nước yên vui
Lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong tim bao giờ dám quên.
Tone trợ lại trưởng trong đoạn kết, mở ra một viễn cảnh đoàn tụ, một niềm tin sâu sắc vào lý tưởng tất thắng, vào ngày mai huy hoàng của non sông.
Bạn ơi ! khi nào ai
hỏi đến tên tôi
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.
Ngày nào khi đất nước hết binh đao
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.
Người đi chiều ấy áo nhuộm bụi đường
Chiều nay về giữa kinh kỳ say hương.
Nhớ thành đô
Sáng tác: Hoàng Thi Thơ – Ca sĩ
trình bày: Thanh Lan
Bài
hát Nhớ Thành Đô ra đời đâu đó cùng thời gian với bài Tàu
Đêm Năm Cũ của Trúc Phương. Lời bài hát có đôi chỗ tự sự khá tương
đồng với bài đối chiếu, chẳng hạn phải lên đường làm nhiệm vụ vào một đêm dần
tàn. “Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh”... (Được biết tình hình lúc bấy
giờ có chính sách hoán đổi nhiệm sở giữa các sĩ quan, công chức với nhau. Người
nào đang công tác tại miền Nam phải thuyên chuyển ra Trung, và ngược lại).
Tuy
nhiên điểm riêng biệt trong bài Nhớ Thành Đô là nội dung đối thoại của người đi
chinh chiến phương xa. Người viễn phương trò chuyện với một Thành Đô được nhân
cách hóa như một mối tình sâu nặng. Người tình Thành Đô ở đây bao hàm tất cả
những tình cảm riêng tư lẻ tẻ vụn vặt của “người sơn khê”, từ góc phố, con
đường cho đến từng băng đá công viên... Tất cả bây giờ là một niềm trìu mến vô
vàn:
Tiếng hát những chiều thành câu thơ thương yêu
Bao nhiêu con đường nằm thức giấc giữa đêm khuya
Vì tiếng nói của con tim đi tìm mộng cuộc đời.
Thành đô! còn mãi nhớ mãi nhớ
Chiều mưa trên công viên, giờ chia ly sân ga
Và khi gặp nhau bên lề đường hẹn hò.
Sau cùng là lời nhắn nhủ một ngày quay trở lại đoàn tụ cùng người yêu thuỷ chung và tao phùng với Sài Gòn tha thiết:
Thành đô! rằng nhớ mãi
nhớ nhé
Dù xa xôi sơn khê, thời gian quen chia ly
Chờ mong người đi trên đường về đường về.
Social Plugin